Từ câu chuyện người Samaritanô đến những trăn trở đối với Giáo hội Việt Nam

Trong bài tin mừng Chúa nhật 15 Thường niên, để trả lời cho người thông luật về câu hỏi “Nhưng ai là anh em của tôi?” Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người Samartanô nhân hậu: Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông”. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”.

Trong một lá thư mục vụ gửi cho toàn thể dân Chúa trong giáo phận, một vị Gíam mục ở Việt Nam đã đưa dụ ngôn này vào lá thư và nhấn mạnh dụ ngôn này là một trong những dụ ngôn lớn trong Tin mừng.

Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đúng là một dụ ngôn quan trọng vì kêu gọi bác ái, yêu thương vốn là những điểm cốt lõi trong đạo Chúa. Không những chỉ có người tin Chúa mà ngay cả rất nhiều người không tin Chúa cũng biết rõ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện được kể trong dụ ngôn.

Đọc câu chuyện trong dụ ngôn tuy Chúa Giêsu không trực tiếp trách cứ vị tư tế và vị trợ tế nhưng ai cũng thấy được Chúa Giêsu đang nghiêm khắc cảnh cáo các ông về sự thờ ơ, vô tâm của họ trước cảnh một nạn nhân bị cướp bóc, bị đánh đập và bị bỏ rơi ở dọc đường.

Trong một bài suy niệm liên quan đến dụ ngôn ngày, linh mục VXH đã chỉ ra căn nguyên của sự vô tâm của họ chính là vì sự sợ hãi. Vị tư tế và vị trợ tế đã làm ngơ, không dám đến gần người đang gặp nạn vì sợ phạm luật. Theo luật Do Thái thời đó thì ai đụng chạm vào xác chết hay tiếp xúc với người ngoại giáo sẽ bị coi là bị nhiễm ô uế. Vị tư tế và vị trợ tế chỉ vì sợ hậu qủa của việc bị nhiễm ô uế sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho mình mà họ đành bỏ mặc người bị cướp đáng thương. Họ đã sợ hãi cách mơ hồ vì nạn nhân bị đánh nửa sống nửa chết chứ chưa chết hẳn và cũng chưa có gì chắc chắn rằng nạn nhân là người ngoại gíao.

Ngày nay cũng có những sự sợ hãi mơ hồ như vậy. Cũng trong bài suy niệm của mình, linh mục VXH có đề cập đến trường hợp một linh mục chỉ vì sợ không được xây nhà thờ đã ngăn cản không cho phổ biến những tờ flyers quảng bá việc bảo vệ sự sống. Tôi không phản đối việc xây dựng nhà thờ, còn cổ võ là đàng khác nhưng tôi không thể đồng ý với thái độ “yếu bóng vía” của vị linh mục nào đó. Cho dù người ta có nói thẳng thừng ra rằng nếu anh cho quảng bá việc bảo vệ sự sống tôi sẽ cấm không cho xây nhà thờ thì với lương tâm và trách nhiệm, một vị linh mục phải biết chọn điều nào chứ. Chỉ  vì sợ không được xây nhà thờ mà lại đi đồng lõa với việc làm của “văn hóa sự chết”, đi ngược với đường hướng bất di bất dịch của Giáo hội. Thử hỏi một sự đánh đổi như vậy  có  đáng không?

Thật ra thì vị linh mục trên đây không phải là nạn nhân duy nhất của sự sợ hãi. Mặc dầu trong Thánh kinh Chúa Giêsu bảo đừng sợ, các bậc lãnh đạo Giáo hội thường kêu gọi đừng sợ, các gíam mục, linh mục trong những bài giảng, bài viết luôn nhắc nhở giáo dân đừng sợ. Nhưng sự sợ hãi đã trở thành căn bệnh trầm kha mà con vi trùng gây ra sự  sợ  hãi đã  xâm nhập vào đến tận lục phủ  ngũ  tạng của mọi thành phần dân Chúa: giáo dân, linh mục và ngay cả hàng giáo phẩm.

Đức cha Nguyễn Văn Hòa nguyên chủ tịch HĐGMVN trong hai nhiệm kỳ đã có lần than phiền về sự đơn độc của Ngài khi dám nêu lên các vấn đề cấp thiết của Giáo hội. Trả lời một cuộc phỏng vấn của Đài BBC Đức cha thổ lộ “Hàng năm chúng tôi có cuộc gặp gỡ hoặc có những đề nghị với nhà nước về các vấn đề tự do tôn giáo, văn hóa, đạo đức, luân lý, giáo dục giới trẻ, vấn đề công bằng sự thật. Có khi chúng tôi là đơn vị duy nhất dám nói lên điều đó với nhà nước”.

Các đơn vị không “dám nói lên điều đó với nhà nước” vì sao nếu không phải vì sợ hãi? Xem ra căn bệnh sợ hãi đã hoành hành đến mức báo động. Lời Chúa vẫn còn đó “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục”. Nếu chính những người rao giảng lời Chúa vẫn sợ hãi, không xác tín vào lời Chúa thì còn rao giảng được cho ai? Đức tin không có việc làm là đức tin chết, lời rao giảng không được thể hiện bằng hành động sẽ chỉ còn là những lời sáo rỗng.

Tôi nhớ có đọc trên internet một bài viết có nội dung châm chích Giáo hội Công giáo. Tác gỉa bài viết hoài nghi về con số 300 ngàn người Công giáo Việt Nam đã  chịu chết vì đạo. Tôi thật sự bất bình về luận điệu của tác gỉa bài viết nhưng nói cho ngay, nếu cứ nhìn vào thái độ bạc nhược, yếu hèn của nhiều thành phần dân Chúa trong Giáo hội Việt Nam hôm nay thì cũng khó mà tin được trong thời kỳ còn non trẻ mà Giáo hội Việt Nam đã có được con số to lớn như vậy về số người Công giáo sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin. Thật đáng buồn và đáng hổ thẹn với các bậc tiền nhân, khi Giáo hội lớn mạnh hơn thì lại là lúc niềm tin bị sa sút!

Trở lại câu chuyện người Samaritanô. Nạn nhân trong câu chuyện cũng giống hệt tình cảnh của những nạn nhân của chế độ độc tài phi nhân ở Việt Nam. Họ là những mảnh đời đáng thương, là những người cô thế bị cướp đi đất đai, ruộng vườn; là những tấm thân bê bết máu gây ra bởi những trận đòn thù. Họ là những linh mục, những tu sỹ, những giáo dân ở Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu v.v. Họ cũng bị đánh đến dở sống dở chết (cũng có người bị đánh chết tức tưởi) như nạn nhân đáng thương ở thời điểm 2000 năm trước và cùng mang chung một số phận, họ cũng bị các vị “tư tế, trợ tế” làm ngơ, có khi còn gián tiếp khuyến khích “kẻ cướp”.

Nhớ lại biến cố Đồng Chiêm tôi vẫn còn thấy đau lòng. Có thiếu gì cách nếu chỉ muốn “di dời” (cách nói của nhà cầm quyền Hà Nội) cây thánh gía trên núi Thờ. Hà cớ gì phải đem quân quyền đến bao vây giáo dân Đồng Chiêm và dùng chất nổ phá tan tành cây thánh gía? Hành động triệt phá cây thánh gía, biểu tượng của niềm tin tôn giáo rõ ràng là hành động cố tình khiêu khích, thách thức đối với người Kitô hữu. Nhưng thật khó hiểu khi mà nhiều nơi trên thế giới lên tiếng phản đối hành động báng bổ tại Đồng Chiêm và  riêng Giáo hội Ba Lan đã dành riêng một ngày cầu nguyện cho những người bị bách hại tại Việt Nam thì thật đáng buồn,chính ở nơi đang có những nạn nhân bị bách hại lại chẳng có mấy ai quan tâm đến hoặc cố tình làm ngơ.

Giữ thái độ im lặng có phải là đồng tình với hành động của nhà cầm quyền Hà Nội? Tôi không nghĩ như vậy. Đến một ông linh mục quốc doanh còn biết “Đập phá thánh gía là bậy rồi, tôi không hề xúc phạm đến Đồng Chiêm, không hề có một ý kiến gì bảo vệ chính quyền làm những chuyện đó ở Đồng Chiêm”. Thế nhưng các vị chức sắc, những người có trọng trách trong Giáo hội cần phải có tiếng nói thì lại im thin thít. Lên tiếng bênh vực người cô thế, chia sẻ với người bị đánh đập, hiệp thông cầu nguyện cho những người đang gặp đau khổ chẳng lẽ là phạm pháp hay chỉ vì sợ hãi, vì sợ bị coi là “đối đầu”?

Thời gian gần đây người ta nghe nói nhiều đến đối thoại. Đối thọai là phương cách hay nhất để gỉai quyết những bất đồng. Một số người chủ trương đối thoại với nhà cầm quyền để giải quyết những bất đồng giữa Giáo hội và nhà nước. Nhưng để việc đối thoại đạt được kết qủa thì điều cần thiết là phải tôn trọng lẫn nhau, hợp tác chân thành và cũng cần phải có sự bình đẳng nữa. Liệu nhà cầm quyền CSVN có chịu tuân thủ những nguyên tác đó khi đối thoại với Giáo hội hay không? Hãy nghe họ tuyên bố nhân dịp Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn vào chức vụ Tổng Giám Mục Hà Nội: “Được sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính phủ, Đức Giáo Hòang đã tiến hành việc bổ nhiệm này”.

“Được sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính phủ…”
những ngôn từ người dân ở trong nước nghe ra rả  hàng ngày trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình hay đọc được trên các phương tiện truyền thông khác của nhà nước. Những ngôn từ này thường được dùng khi nói đến một quyết định của chính phủ có liên quan đến một cơ quan dưới quyền nay họ đem xử dụng cả với Tòa Thánh. Họ coi Tòa Thánh là gì? Là một bộ phận của nhà nước Việt Nam chăng? Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ thấy họ chẳng hề có thiện tâm thiện chí trong mối quan hệ với Tòa Thánh mà chỉ muốn lợi dụng mọi cơ hội để tuyên truyền, cố ý để cho mọi người thấy quyền uy của họ. Họ không tôn trọng ngay cả Tòa Thánh thì  thử hỏi Giáo hội Việt Nam sẽ là gì dưới con mắt của họ? Đối thoại với nhà cầm quyền trong một tương quan không bình đẳng như vậy mà trông chờ vào một kết qủa tốt đẹp e rằng chỉ là ảo tưởng.

Giáo hội Việt Nam đang cử hành Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm đánh dấu giai đoạn trưởng thành của GHCGVN. Thế nhưng nhà cầm quyền CSVN đâu có muốn nhìn thấy Giáo hội vững mạnh. Họ chỉ muốn thấy một Giáo hội phân hóa, cấu xé lẫn nhau để “ngư ông hưởng lợi”. Để thực hiện âm mưu này trong thời gian qua, nhất là ngay trong thời điểm diễn ra Năm Thánh họ đã tạo ra cả chuỗi những sự kiện, đạo diễn hàng loạt những kịch bản gây xáo trộn ngay trong nội bộ để dễ bề khống chế Giáo hội. Họ có vẻ đã thành công một phần nào. Lòng mong ước của ĐTC muốn “đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo hội” đã không thể thành tựu trọn vẹn khiến cho con thuyền Giáo hội Việt Nam như đang chòng chành trong giông bão mà nếu không khéo sẽ bị lạc hướng.


Lại Thế Lãng


Vermont – USA

11 Responses to Từ câu chuyện người Samaritanô đến những trăn trở đối với Giáo hội Việt Nam

  1. D.M. Ty Quang Nguyen nói:

    Xin CAM ON tac gia MAI THE LANG: Rat Tam Dac voi bai viet nay.

  2. Nam nguyen nói:

    Một bài cảm nghiệm tốt lành, ước chi các Đấng chủ chăn hãy lên tiếng cho những nguời đang bị đánh đập và bắt bớ vì đời sống của con nguời duới chế độ bạo tàn.

  3. Xuân Đàn nói:

    Đúng là hôm nay em đĩ lễ về cũng có những suy nghĩ như anh ….thanks!

  4. Khoi Nguyen nói:

    Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội hiện nay thực ra đang trống Ngai chứ không có Tổng Giám Mục nào. "TGM Nguyễn Văn Nhơn" được bổ nhiệm về đã lâu rồi mà ngài hòan toàn im ắng như "thóc" đựng trong bồ vậy, Ngài đang bị ốm đau hay Ngài không có năng lực, hay ngài đang bị Cộng sản nắm thóp về một lỗi lầm nào đó mà không dám nói, hay Ngài là người của Cộng sản đưa vào, …

  5. Khôi Nguyên nói:

    Đàn Chiên của Ngài đang hỗn loạn, đang khốn đốn lắm rồi. Ngài không làm được thì hãy từ chức hoặc xin chuyển đi đi cho chúng con được nhờ. Việc im lặng của Ngài để giáo hội hỗn loạn, giáo hữu hoang mang đau khổ cũng là hành vi của kẻ giết người đó. Thật là không ra sao!

  6. THANH QUANG nói:

    LẠY CHÚA. XIN NHÌN ĐẾN GIÁO HỘI VIỆT NAM CHÚNG CON

  7. Tran Tan nói:

    Qua bài phúc âm Chúa đã dạy chúng con rằng nghi lễ , tế tự cũng bằng thừa nếu như Kito hữu không thực hành đức mến với những người bị thương tích trong xã hội.
    Chúa cho GHVN một thông điệp mạnh mẽ biết bao qua thông điệp Samari này. Sẽ là vô ích nếu như không có lòng thương xót và thực sự ôm ấp , bảo bọc cho những người chịu oan ức , cùng cực trong xã hội.

  8. GIUSE giao dan nói:

    Day la con thu thach cua THIEN CHUA doi voi Giao Hoi Cong Giao VN, va day cung la giai doan THIEN CHUA ra tay trung tri bon ban CHUA va phan CHUA, THIEN CHUA cho doi da qua lau de bon nay sam hoi nhung long da bon chung da chai li, bon chung tha chon satan cong san de duoc vinh than phi da con hon la chon con duong cua THIEN CHUA cam go cuc kho doi khi nguy hiem den tanh mang , bon chung nhi rang bon chung khon ngoan biet cach song , con giao dan qua ngu nen khong biet cach song nhu bon chung. THIEN CHUA se quet sach bon satan nay va cuu Giao Hoi Cong Giao VN. Chung ta hay cau nguyen nhieu xin THIEN CHUA ban on gin giu nhung MUC TU nhan lanh va giao dan dang song trong nanh vuot cua bon satan cong san.

  9. Vinh Sơn Vũ Đức Tế nói:

    Cảm ơn tác giả Lại Thế Lãng vì đã cho tôi một tư liệu có ích

  10. Peter Hoang nói:

    Qua bai viet cua tac gia Lai The Lang ,toi rat dong y voi tac gia bai viet . xin nhung vi dang ra suc thao tung ,thoa hiep voi che do hay coi ao ,tra Mu ,Gay lai cho Giao hoi ,de giao hoi khong con nhung vi cam nin trong suot may chuc nam qua ,de thay doi lai bo mat cho Giao hoi VN…xin cac vi hay hoc ong Thu tuong Nhat Ban ,khong can cac vi hoc nhieu dau ,chi can cac vi hoc o ong Thu Thuong nuoc Nhat mot chut xiu thoi ;;

  11. HIỆP THÔNG nói:

    TOI CO RAT NHIEU DIA GIANG CUA CHA KHAM TOI DA NGHE GIANG TREN DIA TU LAU .DEN NAY TU KHI TOI MO DVD NGHE GIAM MUC KHAM NOI VE NU VUONG CONG LY .TOI THAY GIAM MUC KHAM LA NGUOI HAY NOI VE NUA SU THAT. NHU BAI GIANG THANH KINH CUA NGAI VE CON RAN DONG TRONG THOI CUU UOC DO LA THIEN CHUA LAY DOC TRI DOC .VAY GM KHAM LA PHU TRACH CUA HDGMVN XIN HAY TRA LOI VE VIEC DC CHUONG DUA HCM VAO NHA THO VA CHINH DCKHAM VA HY MAN CHO THOI KEN BAI CUNG NHAU DI HONG BINH CHO GIAO DAN DUOC BIET………..

Gửi phản hồi cho Khôi Nguyên Hủy trả lời