Cồn Dầu ký sự: – Kỳ III: Thực tế với giáo dân Cồn Dầu

Tháng Tám 17, 2010

Kỳ III: Thực tế với giáo dân Cồn Dầu

Chia tay với Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri thì cũng đã hơi muộn, chúng tôi cảm ơn ngài về lòng mến khách và thái độ cởi mở đối với chúng tôi. Ra khỏi Tòa Giám mục Đà Nẵng thì trời đã khá trưa, chuyến tàu chúng tôi dự định về Hà Nội cũng đã sắp đến giờ khởi hành.

Nhưng theo như Đức Cha nói thì Cồn Dầu cũng ở gần đây, không xa Tòa Giám mục là mấy và nên đến đó thì biết thực tế.

Thôi, đã muốn xem bụt thì phải đi đến chùa, vậy anh em chúng tôi quyết định lùi lại chuyến trở về, vào quán kiếm chút gì ăn tạm rồi bắt taxi về Cồn Dầu.

Cồn Dầu, rất gần mà rất xa

Chuyến xe đưa chúng tôi qua một đoạn đường không xa đến cây cầu Cẩm Lệ, cây cầu khá mới, lượng người đi qua lại thưa thớt. Bên này sông, hình thành phố xá, bên kia sông là những bãi đất đầy cỏ mọc ngút ngàn. Tạm biệt anh tài xế taxi, chúng tôi đi bộ một đoạn trên đường Nam Cầu Cẩm Lệ, đoạn phố mới hình thành, hai bên là những căn nhà đang xây dở, những khu công xưởng bao quanh bởi hàng rào như bao dự án đã và đang được tiến hành nhằm chiếm đất là chủ yếu đang mọc lên khắp nơi trên đất nước này. Số tiền đầu tư chưa nhiều và hoạt động ở đây chưa có gì là tấp nập.

Cầu Cẩm Lệ - Đà Nẵng

Chúng tôi đi lại trên con phố mới lập này, nhìn thấy những làng mạc xa xa vẫn chìm trong màu u thẫm của cơm mưa chiều sắp đến. Những chiếc ô tô tải chạy vun vút trên đường kéo theo những tiếng ré lên của khách bộ hành khi nước bẩn bắn vào người. Những quán nhậu bên đường đã bắt đầu thấy đông đúc.

Chúng tôi vừa đi, vừa ngắm và hỏi đường, nhiều ánh mắt nghi ngại nhìn chúng tôi khi thấy chúng tôi lếch thếch đi bộ lại hỏi đường về Cồn Dầu, họ chỉ  trả lời sơ sài là đi trở lại đến gần Cầu thì hỏi thăm.

Loanh quanh một lúc, trời đổ mưa nhẹ, gặp mấy người đi xe máy đang đứng mặc áo mưa, chúng tôi đến hỏi đường. Mấy người nhìn nhau có vẻ rất cảnh giác, sau khi chúng tôi nói rõ rằng: “Chúng tôi là giáo dân ở Hà Nội, nghe thông tin về Cồn Dầu, muốn đến để tìm hiểu thực hư” thì mấy người mới bày tỏ rằng “chúng tôi cũng là người Cồn Dầu đây, chúng tôi có thể cho các anh quá giang về Cồn Dầu, nhưng khi đi ra chúng tôi không chở các anh được”.

Vui mừng, chúng tôi lên xe của họ.

Thì ra, con đường về Cồn Dầu đâu có xa xôi gì lắm, qua cầu Cẩm Lệ rẽ trái ngay đầu dốc là con đường bê tông nhỏ, đi giữa những đám cỏ mọc tốt bời bời là lối về Cồn Dầu. Con đường dẫn chúng tôi và Cồn Dầu không xa, chỉ mấy cây số nhưng vắng bóng người qua lại.

Vâng, con đường vào Cồn Dầu không xa, nhưng khi đi trên con đường đó với các giáo dân, nhìn cái lạnh tanh của một con đường nối các làng mạc với nhau vào giờ chiều, những giáo dân chở chúng tôi đi mắt nhìn trước, nhìn sau nhớn nhác… chúng tôi mới hiểu: Đường về Cồn Dầu thật gần, nhưng cũng thật xa.

Những điều trông thấy

Dọc đường, các giáo dân kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện mà người giỏi tưởng tượng cũng khó hình dung được nó đã xảy ra ở đây, ở trong một “nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”.

Bên đường, một tấm bảng vẽ bản đồ “Khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân” Chủ đầu tư là “Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời”.

“Khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân” của “Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời”

Chúng tôi hỏi một người dân: “Có phải Công ty này là công ty đầu tư cả vùng Cồn Dầu hay không? Họ trả lời: “Nào chúng tôi có biết là ai, chỉ biết là nhà nước đuổi chúng tôi đi để lấy đất làm khu sinh thái và họ ép chúng tôi bằng mọi cách”.

Tôi thấy lạ, một Công ty Cổ phần, dù là Công ty mang tên Mặt Trời hay công ty mang tên Vũ Trụ đi nữa, cũng chỉ là một nhóm những người có tiền có của lập nên góp cổ phần trong đó – Nghĩa là chỉ một số “nhà tư bản” mà thôi, nó không đại diện cho nhà nước, nó cũng chẳng đại diện cho nhân dân hoặc “giai cấp công nhân tiên tiến” nào.

Vậy mà những người có tiền này, muốn đuổi bằng được cả làng, cả xã, cả thôn xóm từ ngàn đời nay đi, lấy chỗ của họ để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi của những kẻ có tiền, nhằm kinh doanh kiếm lợi thì chỉ cần chi tiền ra là được sao?

Hơn thế nữa, chỉ cần đuổi dân đi khỏi khu đất đai, tài sản, mồ mả cha ông họ mà phải dùng đến cả bạo lực, công an… – những lực lượng mà chính những người dân Cồn Dầu một nắng hai sương đang vất vả làm lụng để nuôi –  để trấn áp họ?

Những cuộc đấu tố địa chủ, cải cáh ruộng đất, hàng vạn người chết để "người cày có ruộng"

Rồi chính sách "Người cày có ruộng" những ngày đảng CS còn non trẻ

Tại sao những câu nói, những lý thuyết đó không đưa về đây áp dụng cho nhân dân Cồn Dầu lại để một nhóm người đang mưu đồ tập trung tư bản, tư liệu sản xuất, đất đai vào tay mình bằng máu của người dân?

Đành rằng, xã hội phải thay đổi, phải xây dựng mới… Nhưng nhà nước công nhận quyền của người dân, trừ các công trình thuộc an ninh, quốc phòng… thì người dân phải chấp nhận. Đằng này giao đất, giao tài sản của mình vào tay một nhóm người mà nhóm người đó lại dùng bàn tay nhà nước với vũ khí, bạo lực… để trấn áp, buộc họ tay không bất lực phải giao, thì có khác gì lũ cướp?

Lẽ thường tình và luật pháp quy định chuyện bán mua, đổi chác cũng phải sòng phẳng, thuận mua vừa bán hai bên. Làm gì có chuyện công bằng, công lý khi một bên gí quyết định và dùi cui, súng đạn bắt bên kia phải móc túi nộp hết tài sản của mình?

Miên man với những suy nghĩ chưa dứt, thì con đường dẫn chúng tôi vào đến Cồn Dầu.

Con đường vào làng dẫn thẳng vào sân nhà thờ, ngôi nhà thờ khá đẹp, vẫn còn khẩu hiệu và cờ quạt chào mừng quý cha, quý khách đến Cồn Dầu tham dự Đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập giáo xứ ngày hôm qua.

Nhà thờ Cồn Dầu vừa kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo xứ 1 ngày trước đó

Một nhóm người trong sân nhà thờ đang dọn dẹp, hàng cờ vàng trắng và các hình ảnh giáo xứ theo quá trình lịch sử phát triển treo hai bên lối vào.

Nhìn những hình ảnh đó, chúng tôi biết đang đứng trên vùng đất có chiều dày về truyền thống gieo vãi hạt giống Tin mừng và sự phát triển của những hạt giống đó cả hơn trăm năm qua.

Những câu chuyện được nghe, những hình ảnh được chứng kiến

Con đường trong làng Cồn Dầu vắng lặng đến bất ngờ, những người ra đường không nhiều, bóng dáng trẻ con không thấy mấy.

Chúng tôi đi dọc con đường trong làng, những ánh mắt nhìn chúng tôi từ sau bờ rào với cái nhìn nghi ngại, cảnh giác.  Họ rất ít khi hưởng ứng khi chúng tôi bắt chuyện. Điều đó ban đầu làm chúng tôi ngạc nhiên.

Đường làng Cồn Dầu vắng lặng bất thường

Nhưng rồi sự ngạc nhiên nhanh chóng qua đi, khi một số giáo dân biết chúng tôi từ xa tới, là những giáo dân đồng đạo của mình đến tìm hiểu tình hình Cồn Dầu. Họ lấm lét nhìn trước nhìn sau và trả lời những câu hỏi của chúng tôi đặt ra cũng như kể lại những gì đã xảy ra với họ.

Nghe những câu chuyện đó, chúng tôi thấy xót xa, ngậm ngùi cho một vùng đất, một cộng đồng dân cư chỉ cách trung tâm Thành phố trực thuộc Trung ương chừng dăm bảy cây số, một giáo xứ chỉ cách Tòa Giám mục cũng chừng đó quãng đường và tại đó đang có một linh mục hiện diện.

Người dân kể lại:

Các anh không biết đấy thôi, ở đây dân chúng tôi biết đoàn kết và chống lại sự bất công này. Đất đai, mồ mả và tài sản mồ hôi nước mắt bao đời cha ông chúng tôi gây dựng nên bỗng dưng bị xua đi, để nhận những đồng tiền theo ý của họ như bố thí. Chúng tôi bỗng nhiên mất trắng chẳng còn được một quyền gì trên chính quê hương xứ sở của chúng tôi, kể cả quyền được chết và được chôn trong vườn Thánh, bên cạnh những người thân yêu.

Chúng tôi đã đoàn kết, cả làng, cả xứ không ai nhất trí với việc cướp đất đai, nhà cửa của chúng tôi theo cách của bọn bạo lực dùng sức mạnh, lấy thịt đè người, bất chấp lương tâm và luật pháp. Những “giáo gian” bị cô lập, những người cam tâm bán rẻ bà con chòm xóm không có đất hoạt động. Chúng tôi đã cầm cự như vậy đến hai năm nay.

Chính quyền đã dùng nhiều biện pháp từ nhẹ đến nặng như răn đe, dùng vũ lực, cậy đám đông… nhưng đều vô hiệu. Chỉ đến đám tang bà cụ già Maria Đặng Thị Tân, chúng tôi bị khủng bố trắng, chúng tôi là những người dân đen, hiền lành vô tội chẳng có âm mưu gì. Khi đưa xác bà Tân đến nghĩa trang, vườn Thánh của Giáo xứ, cũng chỉ vì nguyện vọng của người quá cố được nằm bên cạnh nắm xương tàn của người chồng thân yêu mà thôi. Vì thế, khi công an đổ đến, chúng tôi không nghĩ là họ lại tàn bạo với ngay cả dân của mình, chúng tôi góp tiền nuôi họ chứ chẳng có Tây, Tàu, Trung Quốc nào nuôi họ cả.

Chính vì thế, nhà cầm quyền đã lợi dụng đêm tối khi mới tảng sáng để tấn công chúng tôi. Và sau đó là đánh đập, là bắt giam, là phạt tiền, là khủng bố… họ làm cho cả làng, cả xóm bạc nhược và sợ hãi. Bây giờ, chúng tôi không dám tiếp xúc với ai, một bài báo nào đó, một động tác nào đó cũng đủ để công an đưa chúng tôi lên đồn phạt tiền, đánh đập, kể cả khóc cũng không được nữa.

Mới đây, sau khi anh Năm chết, chúng tôi mới hiểu là họ không từ bất cứ thủ đoạn nào, dù man rợ đến đâu đối với dân đen chúng tôi.

Người dân chúng tôi sợ hãi vì tiếng kêu của chúng tôi chẳng thấu đến tận đâu cả. Trời thì xa, quan nha thì gần, chúng tôi như một bầy cừu, và họ muốn thịt con nào thì cứ thế mà thịt, súng đạn, dùi cui, nhà tù… đủ cả rồi.

Chúng tôi hỏi: “Cả quá trình hai năm qua, cha xứ và Đức Giám mục có hướng dẫn hoặc khuyên nhủ gì anh chị em không?” và nhận được câu trả lời: “Có anh ạ, linh mục thì ít khi nói đến, vì tiếp xúc với ngài rất khó khăn, kể cả giáo dân chúng tôi. Còn Đức cha khuyên chúng tôi là các con không sợ mất giáo xứ, có đi lại xa xôi thì chấp nhận, không phải sống co cụm cả làng công giáo mới là tốt mà đi như thế ở lẫn với người không có đạo mới là đi rao giảng Tin mừng.

Nhưng chúng tôi còn trẻ, còn đi được đến nhà thờ, chứ trẻ con, ông già bà lão, già cả sắp xuống lỗ rồi, sáng đọc kinh chiều đi nhà thờ, làm sao có thể đi cả bao nhiêu đường đất để đến nhà Chúa?”.

Nghe giáo dân ở đây nói, tôi mới hiểu là sáng nay, khi nghe Đức cha nói cũng có lý, nghĩa là từ 1.500 giáo dân Cồn Dầu hôm nay, khi được phân bổ vào các khu không có người công giáo, đàn chiên của ngài có thể lên 3.000 là một hy vọng.

Nhưng chắc Đức cha không hiểu tâm tình này của họ.

Và tôi hiểu vì sao họ yêu mến đến thế mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn của mình. Bởi ở đó cả trăm năm qua, họ sống với tiếng chuông mỗi sáng gọi trẻ em dậy đi học, gọi người lớn đi làm và mỗi chiều gọi các giáo dân mau chóng trở về nơi tổ ấm…

Chúng tôi hỏi họ “Anh chị em nghĩ gì nếu chủ trương của nhà nước cần phải làm cho Thành phố đẹp hơn, như Đức cha cho chúng tôi biết  rằng đây là chỗ ngập lụt hằng năm nên cần nâng cao hơn cho đẹp đô thị, và sau đó anh chị em được chuyển đổi ngành nghề chứ làm nông biết bao giờ giàu có? ” Họ đáp lại: “Thật ra, chúng tôi biết nỗi khổ của chúng tôi, những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống. Nếu đây là đất phải giao để làm đường, làm các công trình phúc lợi cho nhà nước, cho nhân dân, chúng tôi không thể không đồng ý.

Thế nhưng chúng tôi được giao đất không phải vào tay nhà nước, mà cho một nhóm người làm giàu trên mảnh đất này của chúng tôi. Nếu nhà nước có ý định tốt cho dân chúng, thì tại đây cần đầu tư xây dựng, quy hoạch…  dân chúng cũng cố gắng để thực hiện. Hoặc nếu bất đắc dĩ phải đi, thì chúng tôi phải được thỏa đáng quyền lợi của mình. Đằng này họ đến buộc chúng tôi như cướp vào nhà thì có ai nghĩ là đúng không? Còn nói là để chuyển nghề cho chúng tôi ư, anh cứ đến bất cứ dự án nào để xem những người bị lấy đất có được mấy phần ngàn người dân được nhận vào làm việc ở đó. Chúng tôi biết chắc chắn là chúng tôi và con cái phải ra đường, hoặc là trở thành bụi đời, trộm cướp hoặc làm thuê mướn bán thân mà thôi…”

Nhiều câu chuyện được kể lại trong nước mắt, những tiếng nói thổn thức của người dân Cồn Dầu đã lắng lại trong chúng tôi từng chi tiết nhỏ.

Chúng tôi an ủi họ: “Đám tang bà Tân, theo như Đức cha nói thì việc đụng độ hỗn chiến chỉ là việc ngoài ý muốn, coi như một tai nạn, chứ không ai muốn thế”. Những giáo dân này gạt nước mắt: “Chỉ có chúng tôi ngoài ý muốn thôi, chứ nhà nước làm sao nói ngoài ý muốn được. Họ dùng hơi cay, dùi cui… quay phim chụp hình cẩn thận, nhiều người đang đứng im, không hề manh động lại còn kêu gọi không được bạo động, thế mà công an cứ đánh tới tấp, thậm chí các em nhỏ bị đánh, người lớn đến cứu là bị bắt ngay. Một số các em không kìm được đã chọi lại liền bị quay phim bắt tại chỗ và bắt nguội sau đó. Ngay cả như anh Liêm, một người đang nằm trong nhà gần đó cũng bị xông vào bắt nốt… nhất là những người đã dám đứng lên đấu tranh thời gian qua và có uy tín đều bị bắt hết, thậm chí là bắt sau đó cả hai tuần lễ. Như vậy đâu có phải ngoài ý muốn nhà nước.

Những người bị bắt đã bị thẩm vấn, bị đánh tàn bạo, thế nhưng trước khi thả ra chúng buộc phải ký giấy và cam đoan về nhà không được nói cho ai biết là bị đánh. Khốn nạn đến mức nhiều người hoảng loạn như anh Năm đó anh ơi”.

Nghĩa địa Giáo xứ Cồn Dầu và bảng "nghiêm cấm" an táng người chết.

Giáo dân cũng cho chúng tôi biết, cả trăm người bị bắt, bị đánh đập tại chỗ bởi công an, nhưng không hề có bất cứ một văn bản nào được lập việc dùng vũ lực cướp quan tài và đánh đập dân. Sau đó, tất cả những người bị bắt đều phải nộp tiền, kẻ thì 1 triệu rưỡi, người thì 2 triệu, thậm chí có người đến 5 triệu… có người chỉ vì khóc cũng bị phạt 5 chục ngàn đồng.

Hiện tại, vẫn có 6 người bị giam giữ cả ba tháng nay, nhưng chưa một ai được gặp, việc thăm nuôi chỉ là mang đồ tiếp tế đến trại rồi cán bộ mang vào cho mà thôi.

Sau khi một số người bị bắt, công an liên tục triệu tập những người khác để “củng cố chứng cứ” bằng cách buộc họ khai những điều công an muốn cho những người đang bị giam giữ. Không hiểu có luật pháp nước nào trên thế giới cho phép bắt người trước rồi tìm tội sau hay không?

Câu hỏi này, chắc chỉ có thể trả lời bởi hệ thống hành pháp trong “Nhà nước pháp quyền” mang cái đuôi “Xã hội chủ nghĩa” mà thôi.

Chúng tôi đi qua vài nhà, thăm gia đình anh Toma Nguyễn Thành Năm, thắp cho anh một nén hương của người đồng đạo, chia sẻ với gia đình trước cái chết buồn tủi của anh. Người vợ anh ngồi bệt xuống sàn kể cho chúng tôi nghe về cái chết của người chồng thân yêu của mình phải lìa đời khi mới 44 tuổi, tiếng nấc nghẹn ngào xen kẽ từng lời chị nói.

Nhà anh Toma Nguyễn Thành Năm và người quả phụ trẻ

Trong khi chúng tôi đang ở đó, một vài khuôn mặt lạ đang lởn vởn xung quanh. Trời tối dần, những giáo dân đã biết chúng tôi đi ngang qua nói nhỏ “Các anh nhanh chóng mà rời nơi đây, những ngày sau khi giáo dân bị đàn áp, sợ hãi, thì một số giáo gian lại có đất hoành hành”.

Chúng tôi đi về phía nhà thờ Cồn Dầu, sau những bậc cửa, sau những hàng rào, vẫn có những ánh mắt dõi theo, ngờ vực và khép nép.

Trời tối dần, các ngọn đèn trong các gia đình đã bật sáng, khung cảnh nhà thờ Cồn Dầu vắng vẻ, một nhóm người đang ăn cơm sau khoảng sân. Chúng tôi đến hỏi họ và muốn vào thăm cha xứ, một người nói: “Cha xứ đang ở trong nhà, anh muốn gặp thì vào gọi cửa”. Chúng tôi đến ngôi nhà xứ vắng lặng, ánh đèn vẫn sáng bên trong, gõ cửa ba lần nhưng không thấy tiếng động.

Chúng tôi ra về khi chiếc taxi vừa đến đợi trước cửa nhà thờ.

Một chuyến đi Cồn Dầu, đến với những người anh em đồng đạo để lại nhiều nước mắt hơn nụ cười, ấn tượng đọng sâu nhất trong tôi là những ánh mắt ngơ ngác, hãi hùng của đám trẻ khi thấy người lạ vào làng.

Những tiếng nấc nghẹn ngào của họ, có ai nghe thấu chăng?

Hà Nội, ngày 17/8/2010

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Kỳ tới: Cái chết của anh Toma Nguyễn Thành Năm

Nguồn: Blog Jbnguyenhuuvinh.wordpress.com


Tội ác của nhà cầm quyền Đà Nẵng với Cồn Dầu và sứ mệnh của Giáo Hội

Tháng Tám 17, 2010

Những ngày vừa qua, sự kiện giáo xứ Cồn Dầu được sự chú ý của dư luận khi nhà cầm quyền Đà Nẵng đánh đập, bắt giữ người dân vô tội và gây nên cái chết thương tâm  với một tín hữu Công Giáo là  anh Tôma Nguyễn Thành Năm. Những động tác này nằm trong âm mưu khủng bố nhằm cướp đoạt tài sản, đất đai của một xứ đạo đã có gần 100 năm tuổi.

Điều này  đã  thu hút sự quan tâm không chỉ người yêu Công lý  trên toàn thế giới mà còn cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam-  kẻ chủ mưu và phải chịu trách nhiệm gây nên thảm kịch đau thương cho người dân Cồn Dầu. Với những phản ứng mạnh mẽ trên thế giới, nhà cầm quyền CSVN đã cho người phát ngôn Bộ ngoại giao lên chối leo lẻo tội ác mà nhà cầm quyền Đà Nẵng đã gây ra. Sự kiện này đã được các phương tiện truyền thông đưa tin.

Đà Nẵng vùng đất có con Sông Hàn, cầu Cẩm Lệ thân thương, Nhiều nhà văn, nhà thơ đã tốn nhiều giấy mực để viết về địa danh này với cảnh thiên nhiên đẹp và  con người thân thương,  trìu mến, qua những câu thơ, câu hò tha thiết vẫn còn đó. Nhưng hôm nay, khi nhắc đến Cồn Dầu, người ta cũng phải mất nhiều giấy mực để kể lại thảm kịch đau thương người dân Cồn Dầu phải chịu dưới sự bạo tàn của nhà cầm quyền Việt Nam.

Thương cho Giáo dân Cồn Dầu

Đã hơn  35 năm, sau cái ngày mà người ta gọi là  thống nhất đất nước đó. Cũng từ ngày ấy,  bao nhiêu đau thường mà người dân Việt Nam phải chịu, bao nhiêu oan khiên ngang trái người dân Việt  phải ngậm đắng nuốt cay, phải  gồng mình chịu đựng trước cách hành xử ngang ngược của nhà cầm quyền Việt Nam, đau đớn hơn là không có quyền kêu cứu và bám víu vào ai, dẫn đến một thảm họa cho dân tộc là  nỗi sợ hãi thống trị mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Đường về Cồn Dầu, cái bình yên che giấu những sợ hãi bao trùm

Chúng tôi về với Cồn Dầu, Đà Nẵng,  tất cả những  đau thương  ấy thật sự đang hiển hiện nơi một xứ đạo. Mặc dù, tinh thần giáo dân Cồn Dầu trước đây hết sức mạnh mẽ và xứ đạo này đã có bề dày lịch sử trong lòng Giáo hội  80 năm.

Cảm giác đầu tiên tới đây là tưởng chừng Cồn Dầu bình yên, nhưng điều ấy sẽ tan biến ngay sau vài phút và thay vào đó là một Cồn Dầu đang trong cơn nguy khốn.

Cồn Dầu chỉ là sự bình yên giả tạo. Đó cũng là khẳng định trong bài viết  “bình yên giả tạo và nỗi đau của người dân Cồn Dầu” của tác giả Hà Thạch và Chúng tôi đều có chung một cảm giác như tác giả Joseph Nguyễn Hưng An trong bài” Thông điệp từ giáo xứ Cồn Dầu” Đứng trên đất Cồn Dầu, ngẫm nghĩ lại các thông tin và bài viết về Cồn Dầu trước đây. Chúng tôi tiếp tục khẳng định những điều đó đang xảy ra nơi giáo xứ Cồn Dầu thân thương. Nơi đây, bóng dáng của bạo lực vẫn còn đó. Bóng dáng của những kẻ côn đồ đang thấp thoáng trong nỗi sợ hãi của người dân Cồn Dầu. Chính vì lẽ đó, người dân Cồn Dầu không giám kêu cứu.

Một câu hỏi đặt ra cho nhiều người khi về Cồn Dầu: Tại sao người dân Cồn Dầu nơi đây họ không dám tiếp xúc với bất cứ ai? Bởi đằng sau đó là việc công an sẵn sàng lôi bất cứ ai về đồn, đánh đập tàn bạo, tra tấn dã man rồi cuối cùng bắt ký vào một tờ giấy: “Không bị đánh đập, tra tấn và không được nói với ai”.

Chúng tôi vào Cồn Dầu, trên đường chúng tôi đi, tới đâu, chúng tôi cũng nhận được sự đáp lại bằng ánh mắt nghi ngại, lo âu… Một người dân Cồn Dầu tâm sự với chúng tôi:” Anh ạ, ngay sau cái vụ đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân,  công an đã bắt rất nhiều người. Có khoảng một trăm người bị công an giam giữ và sau đó họ thả về.Tất cả những người này đều bị phạt tiền từ 1 triệu rưỡi tới 3 triệu đồng, có những người lên đến 5 triệu đồng. Hiện nay, Công an đang giam giữ 6 người”

Tội nghiệp cho người dân Cồn Dầu đã nghèo lại bị nhà cầm quyền vơ vét đi khoản tiền người dân chắt chiu được từ những giọt mồ hôi và nước mắt  mà họ làm nên.  Đáng thương cho một số người dân, nếu có trong tay  từ 1 đến 3 triệu đồng thì hạnh phúc lắm thay. Nhưng than ôi! họ phải chạy điên chạy đảo vay mượn khắp nơi để có khoản tiền đó nộp cho nhà cầm quyền. Tội của họ cốt lõi cũng chỉ vì đi đưa tiễn người đã khuất.

Một câu chuyện khác: “Khi nhà cầm quyền đánh đập và bắt giữ đông đảo người dân Cồn Dầu đi đưa tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân. Trong cuộc hỗn  loạn như thế, một chị phụ nữ vì tưởng rằng,  mẹ của mình đang bị công an bắt đi nên chạy theo và khóc để đòi mẹ . Sau đó, chị cũng bị mang  đến trụ sở công an và họ  đã phạt chị số tiền là  50.000VND . Tội của chị là vì đã khóc.” Một giáo dân kể lại cho chúng tôi.

Vậy, có luật pháp nào trên thế giới và ngay trong nước việt Nam cấm con người bày tỏ cảm xúc vui buồn của mình? Phải chăng nhà cầm quyền Đà Nẵng không vi phạm nhân quyền mà trở thành một kẻ cướp trắng trợn, như đang chà đạp lên luật pháp bất chấp lương tri?

Với cách hành động bất chấp tình người, chà đạp lên luật pháp của nhà cầm quyền Đà Nẵng nên họ đã khủng bố, hành hạ thể xác và áp bức tinh thần người dân Cồn Dầu:“ Sau sự kiện đám tang bà Maria Đặng Thị Tân.  Mỗi tuần 7 ngày, hầu như ngày nào công an cũng yêu cầu đông đảo người dân Cồn Dầu lên trụ sở công an làm việc, chỉ trừ thứ 7 và chủ nhật thôi anh ạ. Khi phải gọi lên làm việc  thì họ “Dạ” rất nhanh và mau lẹ đến trụ sở Công an. Nếu không, thì họ lãnh đủ.” Một giáo dân Cồn Dầu chia sẻ với chúng tôi trong nỗi đau đớn, thất vọng ê chề.

Đau đớn hơn nữa khi nỗi sợ hãi đe dọa và hủy diệt nét đẹp truyền thống dân Việt.

Trước đây, tình làng nghĩa xóm của người dân Cồn Dầu thật tha thiết, mặn nồng. Họ thường đến thăm hỏi động viên nhau trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một văn hóa đẹp của người dân vùng quê Việt Nam. Nhưng kể từ khi bạo tàn tràn ngập xứ Cồn Dầu thì thói quen này đang bị đóng băng. Chính sách chia để trị rõ ràng đang phát tác tại đây. Một phụ nữ nói“Họ là anh em của nhau, là bạn bè thân hữu, hàng xóm của nhau và họ muốn chia sẻ cho nhau nhiều lắm trong cuộc sống nhưng lại sợ công an đang cài cắm kết tội là tụ tập để tổ chức chống lại chính quyền nên họ chỉ nhìn nhau trong một giới hạn bởi bức tường sự sợ hãi” Chính điều này nhà cầm quyền Đà Nẵng đang lập thêm  thành tích về tội ác gây nên cho người dân Cồn Dầu?

Sự kiện Cồn Dầu nhớ lại  sự kiện Thái Hà.

Nhà cầm quyền Đà Nẵng đã rất thành công cùng với công an một số tĩnh thành như tại Bắc Giang, Tĩnh Gia- Thanh Hóa… là gây nên cái chết cho người dân Việt để cướp bằng được đất đai của họ cho một nhóm nhà tư bản, lập thành tích cho việc chào mừng Đại hội Đảng?.

Đà Nẵng đã có thành tích vang dội là cướp xác người chết, đánh đập người sống, phá nát truyền thống văn hóa lâu đời ở đây là yêu thương đùm bọc lấy nhau và  gây nên cái chết đau thương với một tín hữu Công Giáo là anh Tôma Nguyễn Thành Năm vào ngày 3/7 vừa qua. Hiện tại, nhà cầm quyền còn giam giữ sáu người dân Cồn Dầu, nay đã gần hơn 3 tháng.

Chúng tôi hỏi” Tại sao công an chỉ giam giữ 6  giáo dân, trong số đông đảo người đi đưa tang  cụ bà Maria Đặng Thị Tân”. Một người dân Cồn Dầu suy nghĩ một lúc sau và trả lời: ”Em cũng không hiểu được anh ạ. Nếu có tội thì toàn bộ người tham dự đám tang Cụ Bà là nhà nước kết tội hết. Nhưng, đây là những người đã từng đấu tranh cho Cồn Dầu tồn tại

Nghe câu chuyện đến đây,  tôi mới liên tưởng đến sự kiện Thái Hà hồi năm 2008 mà Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải kể lại cho anh em chúng tôi. Ngài hỏi anh công an Hà Nội: “Vì sao các anh chỉ bắt có 8 người trong hàng ngàn người đi cầu nguyện tại Linh Địa”. Anh Công an trả lời một cách hết sức ngô nghê: “Giống như một đàn gà được thả ra, khi tóm được con nào thì con ấy phải chịu”.

Phải chăng  8 giáo dân Thái Hà cách đây hai năm hay 6 nạn nhân tại Giáo Xứ Cồn Dầu hiện nay không may cho họ, khi đã và đang cùng chịu chung cảnh ngộ đáng thương trong một lập trình: “Gây rối trật tự công cộng” của nhà cầm quyền sẽ kết tội cho người dân. Điều này thì chính quyền Hà Nội, Đà Nẵng hay bất kỳ một nơi nào trên nước Việt Nam  cũng theo một khuôn mẫu chung là vậy, khi người dân kêu kiện hay các vấn đề liên quan đến đất đai… Bản án” gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ” sẵn sàng được thi hành dành cho người dân lành.

Phiên tòa bất công xét xử 8 giáo dân Thái Hà với tội danh” Gây rối trật tự công cộng” đã thu hút hàng ngàn người yêu công lý đi dự và đòi vô tội cho anh em mình.

Tại sao sự kiện Thái Hà lại thu hút đông đảo người  tham dự phiên tòa đi bộ cả chục cây số như thế?.

Người dân Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và những người yêu công lý nói chung  có một Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt  can trường đã phát biểu: “Nếu ai đi cầu nguyện mà đi tù thì tôi đây xin đi thay” cùng với sự dấn thân không quản ngại của  các linh mục dòng Chúa Cứu Thế và linh mục đoàn Hà Nội.

Người dân Tổng giáo phận Hà Nội hiểu được rằng, họ đang  có những chủ chiên  luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng họ với tất cả tâm tình của một người mục tử chăn chiên  đúng nghĩa “Chủ Chiên dám hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên” Mặc dù trong bối cảnh dầu sôi, lửa bóng như thế, nhưng một mối tình hiệp nhất trong Tổng giáo phận Hà Nội được biểu hiện  một cách rõ nét. Chủ chiên cùng hàng ngàn người cầm trên tay cành Vạn Tuế lên đường đến trụ sở công an Thành Phố Hà Đông  đòi công lý cho anh em mình.

Rồi đây, 6 Giáo dân  tại giáo xứ Cồn Dầu cũng sẽ ra tòa như giáo xứ Thái Hà trước đây. Nhưng sự kiện ấy rồi sẽ ra sao? Điều này, người dân Cồn Dầu hay những người yêu công lý, họ còn trông chờ nơi một niềm an ủi nào đó đứng về phía họ?

Tinh thần của người dân Cồn Dầu sẽ vững mạnh hơn, sẽ lấy lại được tinh thần vốn có của họ trước đây, nếu người dân Cồn Dầu có một nơi nương tựa. Có một vị Giám mục, những linh mục noi gương  Đức Tổng giám mục Oscar Romeo của người dân El Savador, một Vị Giám mục “bảo vệ cho người nghèo”  hay ngay trong nước Viêt Nam chúng ta, hãy noi gương  Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt tại Tổng giám Mục Hà Nội, một vị Giám mục đã trở nên “Chứng nhân của sự Thật và công lý

Nhưng dù sao đi chăng nữa, người dân Cồn Dầu sẽ hiểu được rằng: Cái chết của anh Tôma Nguyễn Thành Năm như đang nối tiếp dòng máu Tử Đạo của các Đấng tiền nhân. Hạt giống ấy sẽ đâm chồi nảy lộc vì đã thổi đi để gìn giữ mảnh đất mà cha ông của họ đã khố công khai sinh và gầy dựng. Giọt máu của anh Tôma Nguyễn Thành Năm sẽ còn chảy mãi trong lòng người dân Cồn Dầu.

Sự hy sinh của 6 anh chị em Cồn Dầu đang chịu những nỗi cơ cực trong  tù cộng sản, sẽ còn lê  bước trong cuộc sống của người dân Côn Dầu hôm nay. Đó như là tiếng tiếng kêu cứu đòi công lý  của  người dân Cồn Dầu đến anh chị em đồng loại.

Phải chăng, cái công lý ấy là cơn khát Chúa Giêsu đã thốt lên trong 7 lời cuối cùng của Ngài trên Thập Giá “Ta khát” đang rên xiết kêu lên  tới mọi thành phần trong Giáo hội Việt Nam, cần lên tiếng trước bất công và hiệp thông mạnh mẽ với nỗi đau của người dân nghèo, người dân bị áp bức phải chịu. Điều đó cũng là để thỏa mãn cơn khát cho chúa Giêsu trên Thập Giá?Ở đây, người dân Cồn Dầu đang khát “công lý và sự thật”, những điều họ mới chỉ được nghe nói nhưng không hi vọng hiện hữu với bàn tay sắt của nhà cầm quyền CS nơi đây.

Dù chỉ là nén hương lòng để thắp cho người đã khuất: một lời cầu nguyện, một tiếng nói đồng cảm, một cử chỉ hiệp thông với nỗi đau của người dân Cồn Dầu  là một nghĩa cử cao đẹp để nói lên tình đồng đạo cùng con một cha trên trời.  Đây cũng là sứ mệnh của mỗi chúng ta, sứ mệnh của Giáo hội “Sứ mệnh đứng về phía người nghèo”

Hà Nội 16/8/2010

Joseph Nguyễn Văn Thống


Tâm thư xin vận đông cứu nguy Cồn Dầu, quyền tự do tôn giáo, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Tháng Tám 15, 2010

.

PHONG TRÀO YỂM TRỢ TỰ DO TÔN GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

CƠ SỞ ÂU CHÂU

Văn Phòng: 2 Rue de Bâle – 67100 Strasbourg,  France – Tél: 06101989969

Email: thienminh@gxm.dethienminh@web.decdnvqgac@yahoo.com

——————————————————————————————–

Âu Châu, ngày 6 tháng 8 năm 2010

TÂM THƯ

KÍNH MỜI THAM GIA CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN, CỘNG ĐỒNG VẬN VÀ TRUYỀN THÔNG VẬN CỨU NGUY GIÁO DÂN XỨ CỒN DẦU (GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG) CŨNG NHƯ ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI, TỰ DO TÔN GIÁO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA DÂN TỘC TẠI ÂU CHÂU TỪ NGÀY 01 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 2010.

Kính gửi

– Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.

– Quý vị đại diện các đòan thể đấu tranh, các tổ chức cộng đồng.

– Quý đồng huơng tỵ nạn Cộng Sản.

Đồng kính gửi

Quý vị đại diện các cơ quan truyền thông báo chí người Việt tự do.

“tại Âu Châu và hải ngoại”

Kính thưa Quý Vị,

Thưa Quý Đồng Hương tỵ nạn,

– Trước nỗi đau trầm thống của tổ quốc và dân tộc.

– Trước những đàn áp, trù dập, khủng bố ngày một khốc liệt mà giáo dân xứ Cồn Dầu (Giáo Phận Đà Nẵng) đang phải gánh chịu, cũng như trước những mưu ma chước quỷ của bạo quyền Cộng Sản Hà Nội (CSHN) đối với giáo dân Thái Hà, An Bằng, Đồng Chiêm, Tổng Giáo Phận Hà Nội, giáo dân Giáo Phận Vinh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình,..v.v…và các nhà đấu tranh dân chủ, những đồng bào vùng lên đòi quyền sống, quyền làm người, tự do tôn giáo nơi quê nhà Việt Nam hiện nay.

– Trước những đau thương cùng khốn mà các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Nguyễn Hữu Minh và các bà Nguyễn Thị Thế, Phan thị Nhẫn thuộc giáo xứ Cồn Dầu và các nhà tranh đấu dân chủ: nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Trần Luật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Nguyễn Hoàng Hải, ông Vũ Hùng, cô Phạm Thị Nghiên,… đang bị đầy đọa trong lao tù CSHN.

– Trước những nghiệt ngã, tận cùng khổ đau gây ra bởi CSHN cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Giám Mục Nguyễn Đình Thuyên, các LM Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, MS Nguyễn Công Chính, MS Nguyễn Hồng Quang,…

– Trước những áp bức, kìm kẹp và không ngừng trấn lột của bọn cường hào Đỏ CSHN từ bao nhiêu năm qua khiến đồng bào ruột thịt khắp ba miền quê hương đất nước, phải tiếp tục trong kiếp sống lầm than, thống khổ.

Vì vậy, Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo Và Nhân Quyền Việt Nam tại Âu Châu (PT/ÂC), được sự cổ võ, tán trợ của Hội Đồng Điều Hành Trung Ương PT, cũng như sự khuyến khích và hưởng ứng tham gia của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu –  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cùng một số các đoàn thể đấu tranh, các tổ chức cộng đồng, nhân sỹ chống Cộng tại hải ngoại, PT/ÂC chúng tôi sẽ mở “Chiến Dịch Quốc Tế Vận – Cộng Đồng Vận – Truyền Thông Vận” ở một số nước Âu Châu, nhằm vận động quốc tế cứu nguy giáo dân xứ Cồn Dầu, các nhà đấu tranh dân chủ, các tù nhân lương tâm và đòi quyền làm người, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cùng toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Đồng thời để tiếp tục:

– Đánh động lương tri nhân loại cũng như kêu cứu cộng đồng thế giới và dư luận quốc tế về những nỗi đau thương của đồng bào ruột thịt nơi quê nhà Việt Nam hiện nay.

– Vận động Liên Hiệp Quốc, Quốc Hội 27 nước Âu Châu, Nghị Viện 49 nước Âu Châu, chính giới Hành Pháp và Lập Pháp các nước Âu Châu, làm áp lực CSHN trả lại quyền sống, quyền làm người, quyền hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc cho toàn thể đồng bào tại quốc nội.

– Tố cáo trước dư luận thế giới về những tội ác tầy trời mà CSHN đã không ngừng gây ra cho dân tộc từ bao nhiêu năm qua.

– Biểu dương ý chí đòan kết đấu tranh của tập thể người Việt tỵ nạn tại hải ngọai trong quyết tâm tranh đấu “giải trừ độc tài phi nhân CSHN và quang phục quê hương”.

Kính thưa Quý Vị,

Thưa Quý Đồng Hương tỵ nạn,

“Chiến Dịch Quốc Tế Vận” sẽ được thực hiện ở một số nước Âu Châu và khởi đi từ ngày 01 đến ngày 20 tháng 9 năm 2010 tới đây, với lịch trình công tác được tóm lược như sau:

a/- Gặp gỡ và đạo đạt Thỉnh Nguyện Thư đến: – Giới chức Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sỹ), – Chính giới  Quốc Hội 27 nước Âu Châu, Nghị Viện 49 nước Âu Châu và Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg (Pháp), – Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Âu Châu tại Bruxelles (Bỉ), – Chính giới lập pháp và hành pháp Trung Ương Pháp- tại Paris.

b/- Cầu nguyện và biểu tình trước tiền đình trụ sở: – Liên Hiệp Quốc Genève (Thụy Sỹ), – Quốc Hội 27 nước Âu Châu, – Nghị Viện 49 nước Âu Châu, – Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu  Strasbourg (Pháp), – Trụ sở Liên Hiệp Âu Châu Bruxelles (Bỉ) và quảng trường Nhân Quyền (Trocadéro) Paris.

c/- Hội thảo với các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại: – Paris, – Frankfurt – Strasbourg, – Metz,…

d/- Tiếp xúc các giới truyền thông Âu Châu.

Kính thưa Quý Vị,

Thưa Quý Đồng Hương tỵ nạn,

– Quê hương đất Việt của chúng ta, tuy bị cai trị bởi tập đoàn CSHN ác độc, phi nhân bản, phản dân tộc và đang cam tâm hiến đất liền, nhượng lãnh hải, dâng các hải đảo cho quan thầy Trung Cộng để được tiếp tục thống trị đất nước và hưởng đặc quyền đặc lợi; nhưng thế đứng chính nghĩa tự do của dân tộc, chẳng những đã không bị lu mờ mà còn sáng ngời hơn khi nào hết. Suốt bao nhiêu năm qua và bao lâu đi chăng nữa, quê hương ta dù còn một ngày bị lũ quỷ Đỏ CSHN thống trị, dù quê hương phải tang thương đói khổ, dù bị tù đầy và chết chóc có bao trùm khắp các nẻo đường đất nước, thì máu và nước mắt của đồng bào quốc nội vẫn tiếp tục tuôn rơi để thắp sáng “chính nghĩa tự do của dân tộc”.

– Thế nước lòng dân trong và ngòai nước nay đã đồng, ý trời như đã hẹn và khắp nơi, người người đều khinh miệt tập đoàn thống trị CSHN. Thời cơ đã gần kề, xin mọi đồng hương tỵ nạn cùng góp tâm sức, đầu tư trí lực, nhân lực và ý lực dưới cờ đại nghĩa tự do, dân chủ và nhân bản để đập tan chế độ độc tài phi nhân, phản dân hại nước và vô nhân phẩm CSHN, đang làm suy liệt dân tộc.

– Tình trạng bi thảm của quê hương đang thôi thúc chúng ta phải đoàn kết và thực sự dấn thân mới mong cứu nguy được tổ quốc. Ngày nào tập đoàn CSHN còn tồn tại, ngày ấy dân tộc còn đầy đau khổ, còn sống trong vũng lầy đen tối, không nhìn thấy tương lai. Lương tâm của chúng ta, trách vụ của chúng ta đối với sự sống còn của đất nước không cho phép chúng ta, những kẻ ra đi vì tự do, không vì cơm áo, đang tâm để cơn đại nạn của dân tộc tiếp tục kéo dài !? Chúng ta phải đoàn kết lại. Chúng ta phải tích cực đấu tranh. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng của chúng ta là những yếu tố cần thiết thúc đẩy sức mạnh vô biên của toàn dân thành “cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhân bản”, đập tan guồng máy chuyên chính, bạo tàn CSHN hiện nay.

– Vì vinh quang của tổ quốc, vì tương lai của dân tộc và vì sự tồn vong của nòi giống, cũng như để đạt được mục đích trên, một lần nữa, Ban Tổ Chức chúng tôi, ước mong được Qúy vị, Quý đồng hương tỵ nạn hưởng ứng và tích cực tham gia đông đảo.

Trân trọng kính chào Quý Vị, Quý Đồng Hương trong niềm tin tất thắng để dựng lại một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và phú cường.

T.M.  BAN TỔ CHỨC:

– Linh mục Đinh Xuân Minh (Chủ Tịch PT/ÂC).

– Thượng Tọa Thích Quảng Hiền (Phó Chủ Tịch PT/ÂC).

– Cựu Thẩm Phán Trần Đức Lai (Phó Chủ Tịch PT/ÂC)

CƯỚC CHÚ:

1/ Chiến Dịch Quốc Tế Vận, Cộng Đồng Vận và Truyền Thông Vận cứu nguy giáo dân xứ Cồn Dầu cũng như đòi quyền làm ngưqời, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam sẽ được hướng dẫn bởi Hòa Thượng Thích Nguyên Trí (Chủ Tịch Điều Hành Trung Ương PT, (Viện Chủ chùa Bát Nhã – Little Saigon, thủ đô người Việt tỵ nạn – miền Nam California, Hoa Kỳ).

2/ Phái Đoàn Chư Tôn Đức,Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và Hoa Kỳ sẽ tham gia Chiến Dịch, có: Hòa Thượng Thích Minh Tâm,  Hòa Thượng Thích Nhật Quang, Hòa Thượng Thích Giác Sỹ,…

3/ Lịch trình chi tiết Chiến Dịch sẽ được Ban Tổ Chức kính báo đến Quý Vị, Quý Đồng Hương trong thời gian sớm nhất.

4/ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC:

* HOA KỲ

– Chùa BÁT NHÃ – 8035 – Sullivan, Santa – Ana, CA 92704

Điện thoại : 714-548-4148 – Email: batnhacali@yahoo.com

* ÂU CHÂU

– Văn phòng PT/ÂC: 2 Rue de B âle – 67100 Strasbourg, France.

Điện thoại: Đức: 06101989969 hoặc tại Pháp: 0369814905.

– Email: cdnvqgac@yahoo.comthienminh@gxm.de

4/ ĐÍNH KÈM: Tài liệu liên quan đến giáo xứ Cồn Dầu (Giáo Phận Đà Nẵng).


Cồn Dầu ký sự – Kỳ II: Với Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và những vấn đề của Giáo hội Công giáo

Tháng Tám 14, 2010

Câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng bị cắt bởi những cuộc điện thoại, Đức Cha phải cắt các cuộc điện thoại để tiếp tục câu chuyện đang nói dở, ngài nói:

– Không phải chính quyền Đà Nẵng ở đây nó xa Hà Nội nên nó kém HN đâu, nó xa về địa lý, về không gian nhưng nó là thành phố trực thuộc Trung ương. Cho nên có những vấn đề, có những yếu tố phải nhìn rốt ráo, do vậy mỗi người nên lui về chỗ của mình, hành xử cho đúng đắn.

Chúng tôi bày tỏ ý kiến:

– Thưa Đức Cha, vấn đề Cồn Dầu hiện nay, khi nhà nước không xử những người công an đánh dân mà chỉ xử giáo dân, vậy là sự không công bằng. Như vậy, với trách nhiệm của người mục tử và của một tín hữu Kito, trước sự bất công, oan trái của giáo dân đang phải chịu thì chúng ta có trách nhiệm bày tỏ sự chia sẻ đó. Đó là trách nhiệm của Giáo hội đối với những kẻ bị áp bức, bất công.

Chúng con thấy rằng, trong xã hội ngày nay, khi tham nhũng lan tràn, xã hội thối nát do chính nạn tham nhũng từ tập đoàn tư bản đỏ làm nhiễu loạn xã hội, một xã hội vô luật pháp, hành xử bất chấp pháp luật. Sự nhũng lạm làm cho xã hội mất lòng tin và dân chúng uất ức, vì vậy mới sinh ra những vụ việc đằng sau như Đức Cha đã thấy.

Vụ việc Cồn Dầu chỉ là một nơi trong nhiều nơi trên đất nước này. Nếu cho là vấn đề tôn giáo, thì ở Bắc Giang, cả thành phố hàng vạn người mà tất cả phẫn nộ chỉ vì một người dân thường bị công an đánh chết nên xuống đường bao vây UBND Tỉnh, phá đổ hàng rào… hoàn toàn không phải tôn giáo, không có thế lực thù địch nào cả. Bây giờ nhà nước phải bắt và khởi tố viên công an đã giết người.

Xã hội hỗn loạn, nhà nước sẵn sàng trấn áp nhân dân bằng bạo lực, bằng côn đồ… Vì vậy không thể nói vấn đề đưa vào tôn giáo là khó giải quyết hơn hay dễ giải quyết hơn. Vì tất cả đều là nhân dân, đều là nạn nhân của thói vô luật pháp đó. Vấn đề là người dân có đoàn kết yêu cầu làm đúng luật pháp không mà thôi.

Đức Cha Châu Ngọc Tri hỏi lại:

– Vậy xã hội thối nát, thì Giáo hội có thối nát không?

– Thưa Đức Cha, vấn đề Giáo hội, cho đến nay, có thể khẳng định rằng GH đã tồn tại qua hàng trăm năm nhờ ơn Chúa Thánh thần và hàng giáo phẩm kiên trung. Không thể nói hàng giáo phẩm Việt Nam là mục nát, là thuần hóa tất cả. Nếu không được Chúa Thánh linh soi dẫn thì không còn GHCG nữa. Ở Miền Nam này mới hơn 30 năm, còn Miền Bắc đã 65 năm dưới chế độ Cộng sản, giáo dân và GH vẫn kiên vững như thường. Đó là ơn Chúa. Trước đây, trong một lá thư con đã khẳng định điều này.

– Anh đã viết một lá thư như thế. Vậy mấy tháng vừa qua, người ta chửi bới hàng Giám mục như thế anh thấy thế nào?

– Vừa qua con cũng mới viết một bài là bài “GHCGVN trong Năm Thánh 2010: Thử thách khắc nghiệt” không biết Đức Cha có đọc không.

– Anh có ký tên anh không?

– Thưa Đức Cha, con viết là con ký tên con đưa lên blog của con, rất rõ ràng. Trong bài viết đó con nói rõ rằng: Trong xã hội có thể có những tranh chấp dân sự, có thể có những giáo dân, chỗ nọ chỗ kia có sự việc… nhưng khi Thánh giá bị đập tan mà HĐGMVN vẫn im tiếng, thì đó là điều không ai chấp nhận được. Đó cũng là quan điểm của con.

Trong bài viết đó, con nói rõ lập trường của con rằng: “HĐGMVN từ chỗ im lặng khi cần lên tiếng, đến khi buộc phải im lặng khi bị công kích” đó là thảm trạng làm giảm uy tín của HĐGMVN thời gian qua trong lòng giáo dân Việt Nam. Việc một biểu tượng Kito giáo bị đập nát, mà còn im lặng được thì con không đồng ý.

Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng

– Anh đã đến Dòng Phaolo ngoài bờ biển ở đây chưa, ở đó cũng có một cây Thánh giá, khi nhà nước làm công viên đề nghị đập cây Thánh Giá. Các sơ Dòng hỏi tôi, tôi bảo là không được, và đến giờ họ có đập đâu, bây giờ vẫn nguyên xi ở đấy.

Còn chuyện Thánh Giá Đồng Chiêm, có ai kết luận là đập Thánh giá đó đâu? Có ai thông báo kết luận là nó đập đâu? Có ai nói đâu mà biết.

– Thưa Đức Cha, đã có các bản thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

– Không phải kết luận là đập, chuyện tranh chấp đất cát nọ kia chứ không có văn bản là đập. Sao ở đây họ không đập, sao cái bệnh viện Dòng Chúa Cứu thế họ lấy Thánh giá họ sao không đập?

– Thưa Đức Cha, theo nhận định của chúng con và nhiều người, vụ đập Thánh Giá Đồng Chiêm họ không được lợi gì về kinh tế, mà rõ ràng đây là một phép thử để đo sự đoàn kết trong Giáo hội. Vì vậy ngay khi đó con viết ngay bài “bài “Thánh giá Đồng Chiêm: Cơn thử thách khắc nghiệt của tín hữu Kito”

– Vậy nếu họ thử thì để họ thử. Nếu mình nhân việc này đặt thành vấn đề thì nó ra vấn đề lớn.

– Riêng vấn đề này thì con có quan điểm khác Đức Cha. Khi họ quyết định nắn gân mình để đo sự đoàn kết mà đập vào Thánh giá là phải có ý kiến hẳn hoi mặc dù không kêu gọi Thánh chiến, bạo động như tôn giáo quá khích khác. Không kêu gọi chống lại ai, nhưng HĐGM buộc phải có ý kiến. Bởi nếu không có ý kiến trong trường hợp này nữa thì khi nào có ý kiến?

– Ai thử ai? Mình thử họ hay họ thử mình?

– Thưa Đức Cha, dù là ai thử hay thật, nhưng khi đụng vào biểu tượng của Niềm tin, biểu tượng thiêng liêng nhất bị chà đạp mà mình không có ý kiến thì con nghĩ mình không còn có lúc nào có ý kiến nữa.

– Mình nghĩ khác, dù chính quyền Hà Nội có thử mình, thì ở Hà Nội người có trách nhiệm ở đó phải lên tiếng đã. Mình đi Sài Gòn, ở Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng mời mình giảng, mình giảng rằng: Ngày xưa quân dữ dựng Thánh giá lên, các môn đệ hạ xuống, ngày nay các môn đệ dựng Thánh giá lên, quân dữ hạ xuống, quân dữ đấy. Không nên tranh cãi ,không nên ăn thua. Thánh giá quang vinh rồi, là ý Chúa rồi. Nói đến cây Thánh giá là nói về Mầu nhiệm rồi, là tất cả. mình nói trước mấy nghìn dân ở Kỳ Đồng đàng hoàng.

Không là vấn đề tranh cãi nhưng là cái gì chỗ đó, sao Thánh Giá ở đây không đập lại đập chỗ đó? Về đây coi, họ không đập, họ làm công viên nhưng có đập Thánh giá đâu.

Bài viết trong web HĐGM cũng do áp lực của nó mà viết chứ chúng tôi cũng phải suy nghĩ chứ. Đâu có phải cứ ào ào thế là làm.

– Thưa Đức Cha, có thể mỗi người nghĩ một cách, nhưng theo con và những người giáo dân cũng như không phải giáo dân con gặp, thì việc đập cây Thánh Giá mà HĐGMVN không lên tiếng thì là một vấn đề cần xem xét

– Anh nói cái chức HĐGM cần phải lên tiếng thôi. Nếu nó lên nhà thờ Chính tòa Hà Nội đập cây Thánh giá coi, mình nhảy ra ngay luôn. Khi mình với bốn cha đi nước ngoài lần đầu tiên của Tòa GM Đà Nẵng, mua vé máy bay rồi thì tối hôm trước nhận được tin vụ Tòa Khâm sứ. Lên sân bay, làm thủ tục check in rồi nhưng nghĩ giờ G sắp đến, mình bỏ về Tòa GMHN để coi sự việc như thế nào. Mình nằm ngay trong Tòa Giám mục Hà Nội đó.

Buổi nói chuyện không hẹn trước nhưng khá rôm rả và thẳng thắn, có những quan niệm không thống nhất, đã được thẳng thắn trao đổi với nhau.

Chúng tôi vội chia tay Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri vì cũng đã quá muộn. Chuyến tàu Đà Nẵng đi Hà Nội lúc 12h 18 phút đã sắp đến giờ.

Chia tay Đức cha, ngài bảo chúng tôi nếu có điều kiện muốn tìm hiểu về Cồn Dầu thì ngay gần đây.

Ra khỏi Tòa Giám mục Đà Nẵng thì cũng đã trưa, chúng tôi quyết định lùi chuyến hành trình ngược về Hà Nội và bắt taxi đến thăm Cồn Dầu.

Hà Nội, Ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời

15/8/2010

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: Blog jbnguyenhuuvinh.wordpress.com

Kỳ III: Thực tế với giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu.

Kỳ IV: Cái chết của anh Toma Nguyễn Thành Năm.


Cồn Dầu ký sự – Kỳ I: Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri thông tin về Cồn Dầu

Tháng Tám 13, 2010

Trên chuyến tàu hỏa vào Đà Nẵng

Những tin tức được mạng truyền thông về Cồn Dầu, một giáo xứ lâu đời ở Giáo phận Đà Nẵng đã làm không chỉ những người công giáo, mà cả những người quan tâm đến công lý, sự thật không thể ngồi yên. Nhiều tiếng nói đã cất lên, nhiều động tác không chỉ ở trong nước mà cả bên kia bờ đại dương đã và đang được thực hiện. Không chỉ ở cộng đồng người Việt trong nước, ở Hải ngoại mà cả những dân biểu của Hoa Kỳ đã phải lưu tâm tới vùng đất xa xôi và khuất nẻo: Cồn Dầu.

Nhiều thông tin đa chiều đã được phản ánh, nhiều sự việc được đưa lên với những cách nhìn và lý giải khác nhau… đã làm nóng lên các diễn đàn, các buổi tranh luận.

Để tìm hiểu sự thật những gì đã xảy ra ở đây, chúng tôi lên đường vào Đà Nẵng.

Đà Nẵng: “Cắt nửa Hành Sơn, chặt đôi Thanh Khê…” và cái phần trăm

Đà Nẵng là thành phố miền Trung Việt Nam, là một Thành phố trực thuộc Trung ương, được đầu tư và chăm bẵm từ túi tiền ngân sách nhà nước rất lớn.

Đà Nẵng không quá ồn ào như các đô thị khác, không thấy cảnh tắc đường triền miên như Hà Nội, Sài Gòn. Con người Đà Nẵng cũng như ôn hòa hơn.

Điều đập vào mắt những du khách đến đây những ngày này là cả thành phố la liệt cờ và khẩu hiệu. Cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên đường phố, trên những chiếc cọc thấp lè tè phất phơ bay theo làn gió vút sau những chiếc xe tung bụi trên đường. Nhiều chiếc dường như làm vướng những người đi lại quá đã bị buộc chặt đuôi lại một chiếc cọc, một cái gì đó không cho phép được phất phơ. Thậm chí có nhiều chiếc tụt hẳn xuống đất cho… đỡ mỏi.

Chúng tôi khá ngạc nhiên về lượng cờ đỏ ngập tràn với cách treo cờ khá lạ nơi đây, hỏi người dân họ cho biết: Thành phố đang treo cờ để chào mừng Đại hội Đảng bộ các Quận(?).


Đại hội Đảng cấp Quận, nhưng cả Thành phố dùng cờ đỏ sao vàng được gọi là cờ Tổ Quốc cắm bên đường như những hàng lính đứng chào mừng? Những người lính “Cờ tổ quốc” này có nhiệm vụ chào mừng hay canh giữ cho Đại hội Đảng của các cấp?

Vậy Đảng đã vượt tầm Tổ quốc bao nhiêu bậc để Tổ Quốc phải đứng canh giữ cho mấy ông đảng viên cấp quận đi họp?

Sau một thời gian dài không trở lại Đà Nẵng, nay đi trên đường phố Đà Nẵng thấy mình như đang lạc vào một công trường xây dựng. Nơi nơi đều là dự án, đều là nhà cửa xây dựng dở dang.

Cậu lái xe taxi người miền Nam Định vào đây lập nghiệp thấy chúng tôi chú ý đến những công trình dang dở hỏi: “Chắc các anh lâu không vào Đà Nẵng nên thấy lạ, chúng tôi ở đây thì quen rồi. Ở đây dân chúng có bài hát cải biên thường hát về việc xây dựng ở Thành phố này nghe thật não nề nhưng chí lý lắm”.

Rồi anh ngân nga: “Cắt nửa Hải Châu, cắt nửa Hành Sơn ta làm đô thị nhỏ. Chặt đôi Thanh Khê, bẻ đôi Thanh Khê ta làm khu đô thị mới, đưa em về, đưa em về Cẩm Lệ chiều nay… Để cùng cướp đất phân lô bán nền…”

Rồi anh kết luận: “Tất cả là do cái phần trăm điều khiển mà anh”.

Câu nói của người tài xế taxi lại làm chúng tôi liên tưởng đến Cồn Dầu, vụ Cồn Dầu này có nằm trong nguyên nhân của “cái phần trăm” điều khiển như anh chàng kia nói hay không?

Để tìm hiểu ngọn ngành, đa chiều và đầy đủ các thông tin về Cồn Dầu, chúng tôi quyết định rẽ vào Tòa Giám mục Đà Nẵng, nơi chúng tôi nghĩ rằng chắc phải là nơi nắm thông tin rõ ràng về Cồn Dầu.

Tòa giám mục Đà Nẵng với ĐC Giuse Châu Ngọc Tri

Chúng tôi đến Tòa Giám mục Đà Nẵng đường đột mà không hẹn trước, bởi tôi biết Tòa GM cũng lắm thứ bận rộn, vì vậy cứ đến, nếu gặp được thì tốt mà không được gặp thì cũng chịu.


Bước vào Tòa Giám mục Đà Nẵng, gặp một linh mục ở xứ khác về Tòa GM, sau khi giới thiệu, vị linh mục tỏ ra rất thân thiện và tâm đắc hồ hởi nhiệt thành đón chúng tôi vào phòng khách và báo cho một thầy ở đó hẹn với Đức Cha đang tiếp khách ở tầng 2.

Trong khi chờ đợi, câu chuyện giữa chúng tôi là câu chuyện về tình hình giáo hội, tình hình giáo phận Vinh quê mẹ  khá hợp ý với nhau.

Sau mấy phút chờ đợi chúng tôi lên phòng gặp Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng.

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri tiếp chúng tôi cởi mở và nhiệt tình dù không hẹn trước. Sau vài lời giới thiệu chủ, khách, chúng tôi vào câu chuyện khá thẳng thắn. Nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề được đặt ra “thẳng tưng” để hiểu nhau hơn về quan điểm, cách nhìn và cách nghĩ.

Câu chuyện của chúng tôi không lâu, nhưng xoay qua khá nhiều đề tài của Giáo hội, nhất là vụ việc Cồn Dầu.

Tôn trọng ý kiến của Đức Cha, để rộng đường dư luận, có thể có những quan điểm của Đức Cha chúng tôi chưa hoàn toàn nhất trí, song câu chuyện được lược kể tại đây đúng nội dung để cho sự thật khách quan được sáng tỏ.

Cồn Dầu không phải là vụ việc về tôn giáo

Đầu tiên, khi chúng tôi ngỏ ý tìm hiểu về một vụ việc đang làm nóng dư luận hiện nay là vụ việc Cồn Dầu, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã cho biết:

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, con sông Hàn ngăn cách ở giữa. Cả TP đang xây dựng, khu vực phía đông đã tương đối ổn định, giờ tiến sang phía Tây. Khu vực phía Tây là khu vực hoang hóa, giờ TP phải sắp xếp lại thành đô thị. Đó là việc của nhà nước họ phải làm.

Khu vực Cồn Dầu là khu vực thấp lụt, thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, đến mùa mưa là nước ngập. Hiện nay, nhà nước đang nâng cốt nền lên để sắp xếp lại theo ý họ.

Còn về xứ đạo là không có gì thay đổi hết. Nhà thờ vẫn còn đó không đụng đến, chỉ có giáo dân phải đi lễ xa hơn mà thôi. Trong khu vực đó hiện có 15.000 dân, tương lai có 30.000 dân, vậy Cồn Dầu có 1.500 dân, tương lai có 3.000 dân. Như thế mình là mục tử không chỉ của 1.500 giáo dân Cồn Dầu mà là cả 3.000 dân khác đó nữa.

Việc sắp xếp lại là cần thiết, nhưng chúng tôi cũng nói rõ rằng người dân ở đó phải được hưởng những phúc lợi ở đó, chuyển đổi nghề nghiệp, con cái học hành tốt hơn, trường trạm ở đâu…  Vấn đề tôn giáo thì không lo, đó là việc Chúa làm, bao nhiêu việc tan tác, thê thảm trong Giáo hội nhưng giáo hội vẫn tồn tại.

Vấn đề ở đây là vấn đề bồi thường, là vấn đề dân sự đảm bảo quyền lợi cho người ta thôi.

Những giai đoạn vừa qua, việc giải tỏa Cồn Dầu có người ở Thành phố, ở xã, ở Quận cũng có người không ủng hộ… mình đang có lợi thế, nhưng truyền thông đưa lên, đụng vấn đề tôn giáo là họ sợ họ rút ra hết, thành ra truyền thông làm hại Cồn Dầu (?)

Chúng tôi hỏi ngài:

Vụ việc ở Cồn Dầu vừa qua được truyền thông đưa lên khá nhiều, nhất là vụ công an dùng vũ lực trấn áp giáo dân và việc anh Năm bị chết, thì sự việc như thế nào thưa Đức Cha?

– Họ đã cấm chôn xác ở đó rồi, Thành phố họ có quyền, mình phải biết tiến hai bước thì phải lùi một bước. Thiếu gì nơi chôn đâu, quê nội, quê ngoại mình cứ chôn đi, rồi tiếp tục đấu tranh cho mạnh mẽ đi. Hà cớ gì, ai thúc đẩy mà làm chuyện này? Luật pháp, luật của nhà nước, mọi người chấp hành sao mình không chấp hành, cứ đem đó mà chôn.

Nhà nước họ hành động cũng khá mạnh, cũng quá khích, nhưng họ có cái lý của họ, Nhưng vấn đề là ai là người chủ mưu đưa đến chôn đây, trong khi gia đình đã không muốn chôn, cha sở đã báo rồi.

Về tình cảm tôn giáo, gia đình… nghe cũng mủi lòng. Ở Thành phố này, họ có một khu tập trung tất cả mọi người về đấy.

– Thưa Đức Cha, hôm nay chúng con muốn vào đây để tìm hiểu vấn đề đúng sự thật. Vậy những vấn đề vừa qua Đức Cha có ý kiến như thế nào?

– Những vấn đề gì cần nói, chúng tôi đã có thông báo, trong Thư mục tử sau vụ Cồn Dầu, sau vụ đám tang bà cụ tôi đã có Thư mục tử, sau vụ anh Năm, phải đến hai tuần sau nghe ngóng cẩn thận mới viết. Nếu là cá nhân mình thì mình có thể nói ngay, nhưng mình là một mục tử, mình phải viết với tư cách một mục tử.

Việc di dời Cồn Dầu đã hai năm, ở dưới đó dân cũng hiểu luật pháp nên không di chuyển được, chứ nếu không thì đã làm xong.

– Thưa Đức Cha, vấn đề lấy đất đai hiện nay không chỉ ở Cồn Dầu, mà là khắp cả nước. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật nếu công trình thuộc về an ninh quốc phòng thì người dân đương nhiên chấp hành di dời. Còn những dự án khác thuộc về các doanh nghiệp thì phải được thỏa thuận và đúng pháp luật. Vậy vấn đề Cồn Dầu thuộc dạng dự án nào và quy trình pháp luật nếu không đúng thì Đức Cha có ý kiến như thế nào?

–  Mình làm hết trách nhiệm của mình. Mình nói với tư cách mục tử chứ không phải là cha Tri nói, vì vậy phải có văn bản đàng hoàng. Mình nói với những người có trách nhiệm nghe cái đó. Nếu chỉ ra thông báo nọ kia thì dễ dàng lắm, nhưng nói phải có hiệu quả.

Không phải mình tách Giáo hội ra khỏi đất nước này, Giáo hội vẫn nằm trong lòng dân tộc này, đất nước này. Vì vậy mình phải làm sao đó bảo đảm quyền giữ đạo cho dân chúng tốt. Mình cải tạo họ bằng những việc mình làm, bằng lời nói chính chuyên của mình.

– Thưa Đức Cha, việc đám tang, như Đức Cha nói là nhà nước đã cấm mà giáo dân vẫn đưa vào chôn là giáo dân sai. Nhưng việc nhà nước dùng công an đánh đập giáo dân gây thương tích là chuyện không chấp nhận được. Không thể dùng cái sai lớn hơn để trấn áp cái sai nhỏ. Vậy với tư cách mục tử, ngài có động viên, an ủi gì những nạn nhân đó không? Hiện nay sáu người đang bị bắt, ngài thấy nên như thế nào?

– Đây là mình nói với anh em thôi, còn đối với nhà nước, mình nói rằng ở đây anh em đã sử dụng bạo lực quá mức cần thiết. Nếu cứ để dân chôn ở đó, đến khi cần di chuyển thì có cách. Mộ chôn lâu thì 500, năm năm thì 1 triệu, mới chôn thì cho là 10 triệu đi thì sẽ đi hết.

– Với những người bị bắt hiện nay thì sao thưa Đức Cha? Họ có thông tin gì với Đức Cha không?

– Hiện còn 6 người đang bị giam giữ. Ngay sau vụ việc Cồn Dầu, mình gọi phôn, mình họp nói với các cha, sự việc cứ cho rằng các ông làm nhiệm vụ đi, nhưng hậu quả không ai chết chóc, không ai thương tật thì cứ coi là tai nạn đi. Dân cũng không ai nghĩ là ra đó để làm thế, nhà nước cũng không nghĩ là dùng vũ lực. Bây giờ nên thả về hết đi, không phải mình chỉ nói với TP mà các mười mấy cha đầy đủ. Một số người đã thả ra hầu hết, còn lại một số người.

Mình đã nói rồi, không phải cứ nhai đi nhai lại. Hiện nay họ giữ lại thì họ phải tạo chứng cứ. Bây giờ họ giữ là việc của họ, phải có bằng chứng.

– Thưa Đức Cha, bây giờ họ vẫn giữ lại 6 người, mà đã giữ lại thì phải đưa ra xét xử. Vậy thì như Đức Cha nói là hai bên hỗn chiến, như vậy cứ cho là cả hai bên đều sai. Nhưng mọi người bình đẳng trước pháp luật thì nếu bây giờ họ chỉ đưa dân ra xét xử mà không xét xử công an đã đánh dân thì sao?

– Khi dân đưa xác ra thì bị đánh, họ hành động lại thành ra hai bên hỗn chiến. Bây giờ những người có trách nhiệm họ đang làm.

– Vậy nếu họ chỉ đưa giáo dân ra xét xử mà không xử công an, Đức Cha có kêu gọi giáo dân đi dự tòa không thưa Đức Cha?

– Một cái đám tang ở quê anh thì ai lo? Đức giám mục lo hay ai lo? Ai làm lễ an táng? Có khi nào Đức Giám mục làm lễ an táng không? Tại sao ở vụ Cồn Dầu này lại lôi Giám mục vào? Ý đồ gì trong này? Giám mục không thể làm hết tất cả mọi việc. Nhiều điện thoại gọi đến hỏi sao giáo dân như thế mà Đức Cha cứ ăn no ngủ kỹ… hớ hênh nhiều quá. Mình đâu có làm những việc đó, nếu làm thì làm hết à.

– Thưa Đức Cha, Cồn Dầu cũng chỉ là một khu bị giải tỏa như nhiều nơi đang bị giải tỏa khắp đất nước này. Vậy nhưng khi công an dùng vũ lực với nhân dân mà không bị đưa ra xét xử nhưng lại giam giữ những người đó để tạo bằng cứ đưa ra xét xử giáo dân thì mình có quyền lên tiếng kêu gọi hiệp thông cầu nguyện cho họ. Đức Cha nghĩ thế nào?

– Mỗi nơi có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Ở Thái Hà nó khác ở đây, ở Thái Hà là đụng chạm trực tiếp tới tài sản Giáo hội, còn ở chính quyền Đà Nẵng đây thì cùng một đảng nhưng nó khác.

Hà Nội, Ngày 14/8/2010

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Kỳ II: Với Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và những vấn đề thuộc giáo hội

Kỳ III: Thực tế với giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu.

Kỳ IV: Cái chết của anh Toma Nguyễn Thành Năm.

Nguồn: Blog Jbnguyenhuuvinh.wordpress.com


Những thông điệp từ giáo xứ Cồn Dầu

Tháng Tám 10, 2010

Những ngày qua trên các hãng thông tấn trong và ngoài nước sự kiện Cồn Dầu dần dần nóng lên bởi những thông tin về sự man rợ của nhà cầm quyền Đà Nẵng đối với dân chúng ở đây. Những biện pháp bạo lực cộng sản như thời trung cổ đã được thực hiện để hòng thực hiện việc trấn, cướp đất đai, tài sản… và xóa đi một làng quê hàng trăm năm lịch sử để phục vụ nhu cầu của một nhóm tư bản đỏ nơi đây.

Nhiều phương tiện đưa tin về những cuộc đàn áp mà điển hình là cái chết của anh Toma Nguyễn Thảnh Năm, một tín hữu Công Giáo tại Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng bị công an tại đây đánh chết một cách dã man vào ngày 3/7/2010.

Sự kiện tàn ác này gây nên một làn sóng căm phẫn đối với nhà cầm quyền Đà Nẵng đứng đầu là “hung thần Miền Trung Nguyễn Bá Thanh”, ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN..

Trước tin đau thương xảy đến với anh chị em Cồn Dầu và đặc biệt trước cái chết của  anh Nguyễn Thảnh Năm. Chúng tôi lên đường về với Cồn Dầu đau thương như là mối hiệp thông với anh em mình trong cùng một Đức Tin. Đến Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi muốn tới ngay Cồn Dầu để  thỏa mãn được cơn khát  hiệp thông  với nỗi đau của anh chị em nơi đây đang phải chịu và đặc biệt đến đồng cảm cùng gia đình của anh Tôma Nguyễn Thành  Năm, một chứng nhân  SỰ THẬT vừa mới qua đời.

Giáo xứ Cồn Dầu quá khứ và hiện tại.

Giáo xứ Cồn Dầu là một xứ đạo đã có trong lòng Giáo hội Việt Nam từ lâu, Khi chúng tôi đến thăm cũng là lúc giáo xứ đang chuẩn bị bước vào Năm Thánh  kỷ niệm 80 năm thành lập giáo xứ và kỷ niệm 135 năm hạt giống Tin Mừng có mặt trên đất Cồn Dầu. Với thông tin này chúng ta thấy được một xứ đạo đã có bề dày lịch sử về đời sống Đức Tin.

Cồn Dầu nằm trong khu vực thành phố Đà Nẵng nhưng khi chúng tôi đặt chân tới phần đất của giáo xứ Cồn Dầu lại có một cảm giác khác lạ. Tôi tưởng rằng nó cũng ồn ào náo nhiệt như thường có của một  thành phố đứng thư 3 Việt Nam sau Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng Cồn Dầu lại làm chúng tôi ngạc nhiên với một cảm giác yên ắng đến rợn người, cái yên ắng của một làng quê mà dấu vết tội ác vẫn còn như hiển hiện, phảng phất đâu đây.

Những ánh mắt ngờ vực, nhớn nhác của trẻ thơ, những cái nhìn lấm lét của các cụ già khi thấy người lạ vào làng đã phản ánh một tâm trạng hoảng sợ của những người dân lành nơi đây, nơi tội ác bạo lực của nhà nước “của dân, do dân” vừa đi qua chưa lâu.

Chúng  tôi đến nhà thờ Cồn Dầu lúc trời đổ hoàng hôn, người dân ở đây đang chuẩn bị bước vào thánh lễ Misa.

Tiếp xúc với chúng tôi vẫn là những ánh mắt ngờ vực, cho đến khi họ hiểu rằng chúng tôi là những đồng đạo của họ, đau cùng nỗi đau của họ thì họ mới có vài lời chia sẻ ngập ngừng. Khi chúng tôi hỏi họ về những biến cố vừa qua, một số vẫn còn mang tâm trạng sợ sệt không dám mô tả lại. Những câu chuyện họ nói với chúng tôi trong giọng nói thầm thì, trong những ánh mắt nhìn lấm lét đã cho chúng tôi biết sự tàn bạo và dã man của nhà cầm quyền ở đây đối với họ như thế nào. Tất cả được thể hiện không chỉ trong nội dung các câu chuyện họ kể, mà trong cử chỉ, thái độ và hành động của họ hôm nay. Họ đang sợ hãi đến tận cùng.

Anh Toma Nguyễn Thành Năm chết với những vết bầm sau gáy, trên cổ tay, trên miệng...

Sự bình yên giả tạo của Cồn Dầu khi nhìn người lạ lấm lét, khi chó còn không dám sủa trước người lạ cho thấy sự bình yên giả tạo bên ngoài đang che giấu đi những đau đớn, tuyệt vọng của những người dân nơi đây. Khi một đám tang bị cướp xác, những giáo dân bị trấn áp không thương tiếc, khi mới đây một giáo dân khỏe mạnh, lực lưỡng trong đội trợ tang là ạnh Toma Nguyễn Thành Năm vừa mới bị đánh đập đến chết và 6 người hiện còn đang bị bắt giữ không biết số phận như thế nào trong vòng tay của lũ cường hào kiêm côn đồ Đà Nẵng.

Mọi nguời lặng lẽ bước vào Thánh lễ ban chiều, còn chúng tôi rảo bước quanh làng Cồn Dầu để cảm nghiệm bi kịch đau thương vừa ập đến vùng đất hiền lành và đẹp đẽ này những ngày qua.

Chúng tôi đi trên những con đường vắng lặng của Cồn Dầu. Lâu lâu, chúng tôi mới trông thấy một vài người đang bước nhẹ trên con đường làng với một vẻ âm thầm và kín đáo đến mức lạ thường. Xa xa, trong sân nhà thờ một vài nhóm người đang tâm sự với nhau về một câu chuyện gì đó rất kín đáo, thấy chúng tôi đi ngang qua họ nhìn với một ánh mắt hồ nghi trong vẻ lo sợ.

Ai sẽ cứu họ thoát khỏi bi kịch đau thương này? Chính điều đó đang là câu hỏi của bao người dân tại xứ Cồn Dầu. Trong lúc này “chỉ biết trông cậy vào Thiên Chúa”  là tâm trạng của họ như lời của một cụ già tâm sự với chúng tôi.

Tương lai nào cho Cồn Dầu? Những thông điệp gửi đi

Trong những câu chuyện ngập ngừng trao đổi với chúng tôi, chúng tôi hiểu được tâm trạng lo lắng của những người dân nơi đây. Điều họ lo lắng nhất là tương lai của họ và con em họ, tương lai của giáo xứ Cồn Dầu trong một ngày không xa khi nhà cầm quyền Đà Nẵng bằng mọi cách, sử dụng mọi thứ bạo lực, vũ khí để khuất phục buộc họ rời khỏi mảnh đất thân yêu với bao đời gắn bó này để đưa cả hàng ngàn con người ở đây vào cuộc phiêu lưu không định hướng và không đường sống.

“Cuộc sống của chúng tôi rồi sẽ ra sao” đó là câu hỏi của một giáo dân Cồn Dầu tâm sự với chúng tôi. Vì họ phải di dời đến một vùng đất mới mà nhà nước chỉ định cho với giá là 1.000.000/m2 trong lúc đó khoản tiền người dân  nhận được là 50.000 đồng/m2 đất ruộng và 350.000/m2 đất thổ cư.

Ngoài chuyện có thể mua được đất, còn tiền làm nhà, rồi sinh sống bằng cách gì khi nhà cầm quyền đã tước từ tay họ mọi thứ công cụ và nguyên liệu sản xuất bao đời nay họ đã chắt chiu gây dựng. Con cái họ sẽ hướng về đâu?… tất cả đang là những câu hỏi đặt ra trước cuộc đời họ, với những người đã tuổi già tóc bạc như một câu đố không có lời giải.

Một người dân khác tâm sự: “Gia đình chúng tôi rồi phải chia ly. Mấy đứa con lớn phải đi nơi khác làm thuê làm mướn vì khi nhà nước cướp đất đai đất ruộng vườn thì chúng tôi lấy gì để sống?” Một thảm họa nhìn thấy rất rõ là nạn thất nghiệp của biết bao người dân Cồn Dầu trong tương lai, và từ đó những tệ nạn, suy đồi đạo đức là chắc chắn.

Nhưng, vất vả trong cuộc sống vật chất là một phần, điều chính yếu là mảnh đất này cha ông họ đã dày công khai phá, vun đắp và xây dựng nên một truyền thống đầy tình yêu người, mến Chúa bỗng dưng bị lột sạch thành trắng tay.

Liệu giáo xứ Cồn Dầu của họ sẽ còn lại gì hay chỉ còn lại một ngôi nhà thờ chơ chỏng giữa muôn vàn thứ tệ nạn vây quanh như thường có của những khu ăn chơi của những tên tư bản đỏ vốn nhiều tiền lắm của do cướp được từ tấm lưng còng của người dân.

Ai cũng biết, chính sách của nhà cầm quyền CSVN đối với các xứ đạo toàn tòng là “chia để trị” họ không bao giờ muốn có một xứ đạo sầm uất tôn vinh Thiên Chúa cách công khai. Đó là một trong những nguyên nhân để nhả cầm quyền Đà Nẵng bằng mọi giá triệt hạ Giáo xứ có bề dày truyền thống đạo đức này.

Chúng tôi không thể cầm được nước mắt khi một cụ già da mồi tóc bạc cầm tay chúng tôi rưng rưng: “Chúng tôi tuyệt vọng chú ạ, chúng tôi như người đi biển cô đơn giữa cơn bão dữ không biết nương tựa vào đâu, chỉ cầu xin Thiên Chúa đổ xuống ơn phúc để chúng tôi vượt qua được cơn khốn khó này”.

Giáo dân Cồn Dầu đang tuyệt vọng, giáo xứ Cồn Dầu đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, giáo hội Việt Nam đang phải chứng kiến một cuộc bách hại trắng trợn của nhà cầm quyền Cộng sản bằng nhiều cách tinh vi nhưng chưa có tiếng nói hiệp thông mạnh mẽ.

Nếu để Giáo xứ Cồn Dầu bị xóa sổ, sẽ là một tội ác không chỉ là của CSVN mà là của cả những kẻ đã đồng lõa, đã ngậm miệng trước tội ác này.

Nếu để giáo xứ Cồn Dầu bị xóa sổ, giáo hội Việt Nam hiện tại không thể biện minh cho sự nhu nhược, hèn đớn của mình trước công lao của các bậc tiền nhân đã đổ biết bao máu xương tử đạo để xây dựng nên Giáo hội hôm nay, nhưng thế hệ này đã không biết gìn giữ và phát huy những giá trị đó mà ngược lại đã làm ra vô ích máu xương của các đấng tiền nhân.

Điều này chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ chia rẽ trong Giáo hội không thể biện minh.

Chúng tôi rời Cồn Dầu khi chỉ còn ba ngày nữa thì Giáo xứ kỷ niệm 80 năm Thành lập Giáo xứ, bao giấy mời đã được gửi đi và nghe rằng Đức giám mục sẽ về Dâng Thánh lễ tại đây.

Chúng tôi hi vọng rằng trong cuộc lễ trọng đại đó, Đức giám mục giáo phận, các linh mục, tu sĩ và quan khách sẽ hiểu được những thông điệp, những tiếng kêu khẩn thiết từ giáo xứ Cồn Dầu.

Hãy chung tay góp sức để cứu lấy Cồn Dầu như một mệnh lệnh của trái tim những người Kito hữu.

Hãy chung tay cứu lấy Cồn Dầu như một mệnh lệnh từ lương tâm của những người yêu Sự thật, Công Lý, Hòa bình.

Hãy chung tay cứu lấy Cồn Dầu, như cứu lấy một phần chi thể của Hội Thánh công giáo đang đứng trước nạn chia rẽ và hủy hoại bởi tai ương Cộng sản.

Đó là những thông điệp chúng tôi đọc được qua một chuyến ghé thăm Cồn Dầu.

Cồn Dầu 7/8/2010

Joseph Nguyễn Hưng An


Phỏng vấn dân biểu Christ Smith về dự luật 1572

Tháng Tám 9, 2010

Một số dân biểu tại quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết 1572, nhằm lên án chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại nước này, đồng thời kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ nên có những biện pháp tích cực để thúc đẩy sự thay đổi nhằm cải thiện đời sống người dân Việt Nam.

Dự luật 1572

Sau đây là những điểm chính trong cuộc nói chuyện giữa Khoa Diễm của đài chúng tôi và dân biểu Chris Smith, tiểu bang New Jersey.

Công an và cảnh sát cơ động ngăn cản đám tang cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. RFA File Photo.


Khoa Diễm:
Thưa ông tại sao ông là một trong những dân biểu ủng hộ cho nghị quyết này?
Chris Smith:
Tôi và rất nhiều thành viên tại Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề chính phủ Việt Nam, đặc biệt là các công an địa phương, việc tấn công của họ tại Cồn Dầu, gần Đà Nẵng. Dựa trên những báo cáo mà chúng tôi có được là họ đã bắt gần 100 gia đình, trong cộng đồng Công giáo, phải dọn đi khỏi nơi họ đang sinh sống.

Tôi muốn nhắc lại chuỵên xảy ra vào tháng 5 vừa qua, giữa đám tang của một cụ bà 83 tuổi, một số đông rất nhiều người giáo xứ đang đưa tang, chính quyền địa phương không những muốn cướp quan tài mà còn bắt ít nhất 62 người và làm bị thương hơn 100 người. Họ dùng gậy gộc và roi điện để đã thương những người dân này. Những người dân tại Cồn Dầu chỉ muốn ở lại nơi họ đang cư ngụ và được quyền  tự do tín ngưỡng. Đây là một hành động rất đáng lên án của công an và nhà nước Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc tồ chức những cuộc thăm Việt Nam để quan sát và tìm hiểu cặn kỹ thêm về vấn đề nhân quyền tại đây.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc tồ chức những cuộc thăm Việt Nam để quan sát và tìm hiểu cặn kỹ thêm về vấn đề nhân quyền tại đây. Chúng tôi cũng kêu gọi bà ngoại trưởng thúc giục Việt Nam chịu trách nhiệm với những lời hứa trước Liên hiệp quốc trong buổi hội thảo về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái, năm 2009. Việt Nam đã hứa là sẽ cho phép những chuyến thăm đặc biệt để tìm hiểu về việc tra tấn tù nhân và tự do tôn giáo, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để thực hiện những lời hứa này và phải điều tra rõ về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu. Chúng tôi tin, là sự bất công rất lớn đang diễn ra ở đó.

Nhân quyền là trọng tâm của mọi quan hệ với Hoa Kỳ

Khoa Diễm: Theo ông, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có bị ảnh hưởng khi Hoa kỳ tiếp tục thúc đẩy tự do nhân quyền tại Việt Nam?

Việt Nam đã hứa là sẽ cho phép những chuyến thăm đặc biệt để tìm hiểu về việc tra tấn tù nhân và tự do tôn giáo, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để thực hiện những lời hứa này

Chris Smith: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nên là mối quan hệ chú trọng và quan tâm đến những người đang bị nhà nước Việt Nam quấy rối, làm phiền, đàn áp, bị bắt một cách vô cớ và đôi khi còn bị đánh chết. Công an đánh người đến chết và còn rất nhiều người đang bị giam cầm, bị tra tấn dã mang. Chính phủ Việt Nam hay bất cứ chính phủ nào muốn có một mối quan hệ tốt với chính phủ Hoa Kỳ thì vấn đề nhân quyền phải được đặt tại trọng tâm của mối quan hệ này. Nếu không thì dù muốn dù không, Mỹ sẽ trở thành người chấp nhận những hành động như dùng công an để đánh đập, phá rối, ức hiếp người dân. Một điểm nữa mà tôi muốn nhắc đến là cộng đồng Công giáo, điều này cho thấy là tự do tôn giáo tại Việt Nam cần phải được quan tâm hơn nữa. Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang xuống dốc một cách đáng ngại.

bất cứ chính phủ nào muốn có một mối quan hệ tốt với chính phủ Hoa Kỳ thì vấn đề nhân quyền phải được đặt tại trọng tâm của mối quan hệ này.

Dân biểu Frank Wolf, dân biểu Chris Smith và dân biểu Cao Quang Ánh. RFA

Chris Smith: Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng tự do, nhân quyền, tuân thủ luật lệ và nếu nhìn chỗ khác hay ngại ngùng trong việc lên án và chỉ trích những hành động nguy hại nhân quyền này sẽ biến chúng ta thành đồng lõa nếu chúng ta không có những hành động thiết thực để chấm dứt việc này. Trước hết chúng ta nên yêu cầu quốc tế mở một cuộc điều tra về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu.


Khoa Diễm:
Tôi đã có cơ hội đọc qua dự luật của ông, nếu như có một số người nói rằng dự luật này không thiết thực và sẽ không đem lại kết quả thực tế cho người dân Việt Nam thì ông sẽ nói sao?


Chris Smith:
Điều đầu tiên mà chúng ta cần làm vẫn là  mở một cuộc điều tra. Vào ngày 18 tháng 8 tới đây, dân biểu Cao, dân biểu Wolf và tôi sẽ có cuộc điều trình trước quốc hội nhằm thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc phải điều tra về những gì đã xãy ra tại Cồn Dầu và những sai phạm trong nhân quyền tại Việt Nam.

Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng tự do, nhân quyền, tuân thủ luật lệ và nếu nhìn chỗ khác hay ngại ngùng trong việc lên án và chỉ trích những hành động nguy hại nhân quyền này sẽ biến chúng ta thành đồng lõa nếu chúng ta không có những hành động thiết thực

Thêm vào đó, tôi là người bảo trợ chính cho Bộ luật Nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có những dự liệu quan trọng như từ chối quy chế thuế quan phổ cập ở Việt Nam cho tới khi họ cải cách luật lệ về lao động và nhân quyền. Chính phủ Obama nên có hai hành động lập tức, một là phaỉ bỏ Việt Nam vào mức 3 trong danh sách các nước cần quan tâm về nạn buôn người. Việt Nam có kỷ lục về nạn buôn người, đặc biệt là buôn người lao động. Điều thứ hai là Việt Nam nên có tên trong danh sách CPC.

Khoa Diễm: Nếu như dự luật này được thông qua, thì bước kế tiếp của ông sẽ là gì?

Chris Smith: Chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các mạng lưới truyền thông trong vấn đề này. Nạn buôn người ở Việt Nam ngày càng tệ, vấn đề CPC và các biện pháp chế tài cần được áp dụng với Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy những vấn đề này với chính phủ Hoa Kỳ.
Xin cám ơn ông.

2010-08-09

Khoa Diễm

Nguồn: RFA


Hãy cùng nhau thắp một ngọn nến cho anh Tôma Nguyễn Thành Năm và các giáo dân Cồn Dầu đang bị giam giữ

Tháng Tám 6, 2010

Suốt mấy tháng qua, sự kiện Cồn Dầu đã gây xôn xao dư luận. Cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Thành Năm – thành viên Hội Trợ tang của giáo xứ Cồn Dầu, như giọt nước tràn ly, tạo nên những cảm xúc quay quắt tới xé lòng.

Trên các trang thông tin điện tử, nhiều phản ứng tới độ gay gắt trước sự im lặng của Giáo hội, nhất là trước lá thư gửi HĐGMVN của Đức cha Châu Ngọc Tri nhằm chạy tội cho công an Đà Nẵng – tác nhân gây nên cái chết đau thương của anh Tôma Nguyễn Thành Năm.

Chuyện công an Việt Nam “chỉ biết còn đảng còn mình” sẵn sàng ra tay, kể cả nổ súng giết chết đàn bà, trẻ em như tại huyện Tĩnh gia, Thanh Hóa, thì không có gì là lạ trong một đất nước công an trị như đất nước Việt Nam hiện nay.

Cái chết của anh Năm Cồn Dầu chỉ là làm dài thêm danh sách các nạn nhân của một chế độ cộng sản vô lương với những đảng viên “chỉ biết còn đảng còn mình”.

Di ảnh anh Toma Nguyễn Thành Năm do PV Nữ Vương Công Lý chụp tại gia đình ở GX Cồn Dầu

Đối với giáo dân Cồn Dầu, cái chết của anh Năm thật đáng thương, nhưng còn 6 nạn nhân đang bị chính quyền Đà Nẵng giam giữ cách bất công chờ ngày xét xử, cũng đáng thương không kém. Mới đây, một gia đình trong số các gia đình nạn nhân đã nhờ các luật sư bảo vệ quyền lợi cho người thân của mình, nhưng khi các luật sư tới thì lại đã nhận được một lá đơn từ chối mời luật sư của người thân từ trong tù.

Đây không phải là lần đầu các nạn nhân bị ép buộc từ chối luật sư. Trong các vụ việc liên quan tới tài sản đất đai của Giáo hội trước đây như vụ việc tại giáo xứ Thái  Hà, các nạn nhân cũng bị yêu cầu viết giấy từ chối luật sư hay vụ Nguyễn Trường Tô tại Hà Giang, các thân nhân của các em nữ sinh bị hại cũng đã được mời tới để yêu cầu từ chối luật sư. Đây là một hành động vi phạm luật pháp trắng trợn của chính quyền cộng sản, chứng tỏ sự thật đang ở về phía các nạn nhân là giáo dân Cồn Dầu.

Chúng tôi thiết tưởng, những thông tin vừa qua trên các trang mạng điện tử; những phản ứng biểu lộ sự thất vọng, đôi khi quyết liệt của các giáo dân đối với các vị lãnh đạo trong Giáo Hội, là cần thiết với hy vọng các vị lãnh đạo Giáo hội, những người có trách nhiệm trước tiên tới sự an nguy của đoàn chiên phải có một thái độ tích cực giúp các nạn nhân tìm thấy công lý và sự thật cho mình.

Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, không phải chỉ có các vị mục tử mới liên đới trách nhiệm tới những nạn nhân tại giáo xứ Cồn Dầu hay tất cả các nạn nhân đang phải chịu cảnh bất công hiện nay tại Việt Nam. Giáo hội Chúa Kitô là Dân Thiên Chúa. Mọi thành phần trong Giáo hội đều liên đới trách nhiệm với nhau trong việc chung tay xây dựng một Giáo Hội Hiệp Nhất, cùng dấn thân cho những người bất hạnh, cho một nền công lý và hòa bình được xây dựng trên sự thật, tình yêu và sự tha thứ.

Vì thế, trước những biến động đang xảy ra tại giáo xứ Cồn Dầu hay sau này cũng có thể xảy ra tại các giáo xứ khác trên quê hương đất nước Việt Nam, mọi người tín hữu Việt Nam, bất kể là giám mục, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, đều phải nói được như đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên: “Chuyện Thái Hà cũng là chuyện của giáo phận Vinh”.

Một buổi thắp nến tại Nhà thờ Thái Hà, TGP Hà Nội cầu nguyện cho nạn nhân Đồng Chiêm

Chuyện Cồn Dầu là chuyện của tất cả mọi người Công giáo và những người Việt Nam yêu chuộng sự thật, công lý, hòa bình trên khắp thế giới. Chúng ta không chỉ nói hay chỉ trích các vị mục tử, mà trước tiên chúng ta phải có những việc làm những hành động cụ thể để chứng tỏ tình liên đới và hiệp thông với các nạn nhân, nhất là các nạn nhân là sáu giáo dân Cồn Dầu đang bị giam cầm một cách bất công trong các trại tạm giam của công an Đà Nẵng. Sắp tới đây họ sẽ phải ra tòa và với những diễn tiến đang diễn ra, thì chắc chắn một điều, sáu giáo dân này sẽ phải lãnh nhận những bản án bỏ túi hết sức bất công.

Đó là các nạn nhân: Matthêu Nguyễn Hữu Liêm, Giuse Trần Thanh Việt, Tadêô Lê Thanh Lâm, Simon Nguyễn Hữu Minh, Têrêxa Nguyễn Thị Thế và Maria Phan Thị Nhẫn.

Người ta thường nói: “Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là ngồi đó nguyền rủa bóng đêm”.

Mới đây một số vị Nghị sĩ Hoa Kỳ, những người hoàn toàn xa lạ với anh chị em giáo dân Cồn Dầu, đã yêu cầu Bà Hilary Clinton lên tiếng cho các nạn nhân này nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vừa qua.

Chúng ta, những người Công giáo Việt Nam, trong hoàn cảnh của mình, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hội đoàn, hãy thắp cho anh Năm và sáu nạn nhân là giáo dân Cồn Dầu đang bị giam cầm bất công, một ngọn nến. Nếu các giáo xứ trong toàn cõi Việt Nam đều xướng tên các nạn nhân vào mỗi thánh lễ, vào mỗi buổi cầu nguyện, thì chắc hẳn đó sẽ là tiếng nói trọng lượng yêu cầu chính quyền Đà Nẵng nhanh chóng trả tự do cho sáu nạn nhân Cồn Dầu vô tội.

Chúng tôi thiết tưởng, trong hoàn cảnh hiện nay, việc cầu nguyện như vậy chính là cách thức thể hiện lòng tin và tình yêu mến của mỗi người tín hữu đối với Hội thánh Chúa tại Việt Nam. Đó cũng là cách thức chia sẻ với anh chị em giáo dân Cồn Dầu đang trong cơn bách hại được giữ vững niềm tin và tình yêu của mình đối với Chúa và Hội thánh.

6/8/2010

Nữ Vương Công Lý

Ngày lễ Chúa Hiển Dung


Bình yên giả tạo và nỗi đau của người dân trên vùng đất Cồn Dầu

Tháng Tám 5, 2010

Chúng tôi tới Cồn Dầu vào một buổi chiều nhiều gió. Những cơn gió quất qua để lại những bụi cỏ khom mình khuất phục.

Ngay đầu làng, khu nghĩa trang đang bị đào xới. Những khối gạch, bê tông đen xì, vất chỏng trơ trên nền đất, lồi lõm những hố đào nham nhở. Ba tháng trước, nơi đây đã từng chứng kiến vụ cướp quan tài một cách phi nhân, đầy tai tiếng của chính quyền cộng sản, với 6 nạn nhân hiện vẫn còn đang bị giam giữ cách bất công với các tội danh đã thành lệ mỗi khi có sự phản kháng của người dân: “Tội gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ”.

Cồn Dầu, nhìn từ xa

Cồn Dầu khi đến gần

Chúng tôi đến nhà thờ ngay giờ giáo dân chuẩn bị dâng thánh lễ chiều. Từng tốp người lặng lẽ tiến vào ngôi thánh đường khang trang, tráng lệ, khuôn mặt đầy vẻ ưu tư. Vẻ lo lắng hoảng sợ vẫn còn hiện diện trên những khuôn mặt khắc khổ. “Buồn lắm! Chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện và mong mọi người cùng cầu với chúng tôi và cho chúng tôi”. Một cụ bà trong chiếc áo dài tím than nền nã trả lời chúng tôi khi chúng tôi hỏi về Cồn Dầu, về những chuyện đã qua.

Nhà thờ Cồn Dầu

Những này này, tại Cồn Dầu, người dân còn chưa hết hoang mang, sợ hãi. Nhiều người chúng tôi gặp hết sức dè dặt khi kể lại những biến cố xảy ra xung quanh đám tang của bà Hồ Nhu, cái chết đau xót, đầy tức tưởi của anh Toma Nguyễn Thành Năm – thành viên đội trợ tang của giáo xứ, anh chết vào chính ngày lễ thánh Tôma, bổn mạng (3/7/2010).

Chúng tôi hỏi một cụ ông về người dân Cồn Dầu thì ông cho biết: “Xưa nay, người dân Cồn Dầu luôn tuân thủ mọi chính sách của nhà nước, tôn trọng luật pháp, thuế má đều đóng góp đầy đủ. Chúng tôi chỉ mong nhà nước, cụ thể chính quyền Đà Nẵng khi qui hoạch thành phố, thu hồi đất thì phải bảo đảm cuộc sống vật chất và tâm linh cho chúng tôi. Với 50.000đ/m2 đất ruộng, 350.000đ/m2 đất thổ cư, chúng tôi không đủ tiền để mua mảnh đất mới giá 1.000.000đ/m2 tại khu tái định cư, thì lấy đâu ra tiền để xây nhà ở, chưa kể chúng tôi là nông dân, chúng tôi sẽ làm gì và sẽ sống bằng gì. Chúng tôi không chống đối chính quyền, chúng tôi chỉ đòi quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chúng tôi. Vậy mà…”

Người đàn ông già khắc khổ, khuôn mặt sạm nắng bỏ lửng câu trả lời, ngước đôi mắt buồn nhìn về phía xa xăm. Sau một hồi suy nghĩ với vẻ mặt tư lự, ông cho biết: “Thôn Cồn Dầu hiện nay có 6 người đang bị tạm giữ chờ ngày ra xét xử và một số người trong số họ đã bất ngờ viết đơn gửi ra cho gia đình từ chối yêu cầu mời luật sư. Hầu hết các anh em trong nhóm trợ tang, ngoài anh Năm đã chết oan ức, còn lại tất cả đều bị gọi lên ủy ban làm việc và khoảng trên năm chục người bị phạt hành chánh từ một triệu rưỡi cho tới ba triệu đồng. Cồn Dầu hôm nay trông bình lặng thế thôi, nhưng ai cũng đang rất sợ bị chính quyền trả thù, nên tất cả đều im lặng chấp nhận cho chính quyền kiểm định tài sản đất đai, chờ ngày rời khỏi nơi quê cha đất tổ với một tương lai vô định, trong nỗi đau cồn cào đến xé lòng.”

Chào ông, chúng tôi xin phép được đi thăm thôn làng. Suốt dọc đường đi, những cái nhìn nghi ngại, những ánh mắt ngờ vực xăm soi của người dân Cồn Dầu khiến chúng tôi hiểu điều mà người đàn ông vừa nói: “Cồn Dầu trông bình lặng thế thôi, nhưng tất cả mọi người đều đang rất sợ”.

Thật đau xót!

Một chính quyền của dân, do dân và vì dân, nay đã trở thành con ngáo ộp đe dọa tới tính mạng của người dân.

Chính quyền Đà Nẵng, một chính quyền được coi là táo bạo trong những bước đi phát triển kinh tế, nay đã trở nên một chính quyền côn đồ, đè đầu cưỡi cổ dân nghèo, cướp đoạt trắng trợn tài sản đất đai mà người dân bao đời khai phá, đầu tư công sức tiền của mới có được. Người dân Đà Nẵng hôm nay, đang phải è cổ đóng thuế để nuôi một lũ cán bộ côn đồ, hung hãn, cướp bóc thẳng tay và sẵn sàng thủ tiêu những ai dám lên tiếng đòi hỏi những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ.

Ai sẽ là người lên tiếng cho người giáo dân Cồn Dầu?

Tất cả những người chúng tôi gặp đều cho biết họ chỉ mong được ở lại quê nhà, mảnh đất linh thiêng gắn bao kỷ niệm, bao hoài bão, bao ước mơ. Họ mong được mọi người giúp đỡ, nhưng lại sợ. Họ nói: những giúp đỡ “kiểu vừa rồi” – chúng tôi không biết cái kiểu vừa rồi như họ nói là gì? – sẽ chỉ làm cho chúng tôi thêm khó khăn, thêm buồn tủi.

Chúng tôi rời Cồn Dầu khi màn đêm vừa xuống. Trong bóng đêm chạng vạng, dưới ánh đèn đường khi mờ khi tỏ, những đám cỏ cúi mình khuất phục cơn gió, đang chờ đợi được ai đó nâng lên.

Chúng tôi tự hỏi người dân Việt  nói chung và giáo dân Cồn Dầu nói riêng sẽ còn phải chịu đựng đau khổ, bất công cho tới bao giờ?

5/8/2010

Hà Thạch


Bạn đọc viết: Tâm thư gửi ĐGM Châu Ngọc Tri

Tháng Tám 3, 2010

·         Thưa mục tử: giáo dân đã chết, ngài đang ở đâu?

·         Thư của Tòa Giám mục Đà Nẵng gửi Hội đồng GMVN và hồi âm

·         Bạn đọc viết: Tâm tình sau cái chết của giáo dân Cồn Dầu

Kính thưa Giám Mục,

Tạ ơn Thiên Chúa là Tình Yêu qua các Mầu Nhiệm Sáng Thế, Giáng Sinh, Thánh Thể, Khổ Nạn, Tử Hình, Phục Sinh, Hiện Xuống và Quang Lâm mà chúng ta, người đã khuất bóng và đang sống, vẫn chờ đợi, giáo dân hèn mọn này (gdh) còn tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu và Giáo Hội Tông truyền do Ngài lập nên! Bằng không, nó đã bỏ Đạo vì lời phát biểu của GM như sau: ” “Trong cuộc đấu tranh cho công lýcông bằng xã hội, Anh Chị Em giáo dân đừng nghĩ rằng các mục tử không đứng về phía mình. Các Ngài có cách thế riêng do vị trí, ơn gọi, sứ vụđặc sủng của các Ngài… Hãy kính trọnglắng nghe tiếng nói của các mục tử! Hãy biết “tôn sư trọng đạo” đúng mức như bài học vỡ lòng của mọi người dân Việt”.

Trước khi nhận định về cách GM dùng từ (nằm nghiêng), xin được phép nhân Danh Chúa là Chân Lý và nhân Danh Giáo Hội là Thánh Thiện, gdh mạo muội thưa thế này: Nó còn dùng chữ ”kính” để ”thưa”, chứ không dám ra lệnh: ”đừng, hãy”Đức ChaĐức Cha Linh…, nó còn quá lễ phép rất tự nhiên theo tâm tình con thảo! như GM ”đang nói chuyện với những Vị: Sinh Thành Dưỡng Dục, Quý Thầy Cô, Quý Ông Bà, Quý Ân Nhân, Quý Giáo Sư Thần Học là Giáo Dân, Quý Vị trong các Hội Đồng Giáo Xứ…Xin GM vui lòng thông cảm cho gdh khi nó không dùng các chữ ” con kính lạy Đức Cha, Đức Giám Mục, Ngài…” bởi vì GM chưa xứng đáng để cho nó xưng hô như thế. Với Đức Cha Kiệt, Đức Cha Linh…, nó còn quá lễ phép rất tự nhiên theo tâm tình con thảo!

”Thượng bất chính”, mà không có chuyện ”hạ tác loạn” là còn may cho GM lắm rồi! Hiền Triết Aristote dạy: ”Công chính là điều hợp với lề luật, là điều tôn trọng sự bình đẳng, còn bất chính là điều ngược với lề luật và thiếu bình đẳng. – Le juste est ce qui est conforme à la loi et ce qui respecte l’égalité, et l’injuste ce qui est contraire à la loi et ce qui manque à l’égalité.” Henry David Thoreau nhận xét: ”Sống dưới thể chế bỏ tù bất công, vị trí của người công chính cũng là trong nhà tù. – Sous un gouvernement qui emprisonne injustement, la place de l’homme juste est aussi en prison.”

Như vậy, GM Đà Nẵng không thuộc phạm trù công chính vì NGÀI quá tự cao, tự đại, xem cái tôi mình lớn hơn tất cả những ai không phải là linh mục! Người công chính cũng bị coi như là tù nhân, huống chi là GM Đà Nẵng! (Mọi khi khác, gdh thèm viết hoa chữ ”linh mục”, nhưng trong bài này thì không là lỗi tại ai?) Chúa Giêsu dạy: ‘‘Ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống! Ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên!” Không bắt chước Chúa hạ mình từ khi vào đầu Thai trong lòng Mẹ Maria và từ khi sinh ra cho đến chết, chẳng nghe lời dạy của Thánh Phaolô: ”Người không đáng làm Tông Đồ” thì, ít ra, GM vui lòng bắt chước nước: Lúc nào nó cũng tìm chỗ thấp nhất mà bò tới!

Vì quá kiêu ngạo mà một số Thiên Thần nhất phẩm đã bị phạt thành quỷ Xatan! Cũng vì nghe theo lời phỉnh gạt của loài quỷ sứ mà Eva đã hại luôn Adam! Vậy thì GM theo ai? Thiên Thần Bản Mệnh, ”Eva mới” là Mẹ Maria, ”Adam mới” là Chúa Giêsu? Khi chị họ Isave ca ngợi mình: ”Bởi đâu mà tôi được phước rất trọng là Mẹ Thiên Chúa của tôi đến thăm tôi?”, Mẹ vẫn khiêm nhượng thưa lại: ”Vì Ngài đã đoái đến phận hèn tớ nữ…” Trên Thiên Đàng, nghe lời GM tự phô trương, Mẹ đã buồn và nói với Chúa: ”Tại sao GM Đà Nẵng không giống Mẹ-Con mình?”

Churchill nói: ”Người kiêu ngạo thích lạc đường hơn là hỏi cho biết lối đi của mình.-L’orgueilleux aimera mieux se perdre que de demander son chemin.” Kakuzo bảo: ”Ta trốn trong sự kiêu ngạo bởi vì sợ nói lên sự thật cho chính ta.  Nous nous réfugions dans l’orgueil parce  que nous avons peur de nous dire la vérité à nous-mêmes.” Người Anh nhận định: ”Kiêu ngạo là đóa hoa trong vườn quỷ dữ.- L’orgueil est une fleur dans le jardin du diable.” Còn William Shakespeare cảnh báo: ”Người kiêu ngạo không để lại vinh quang sau lưng mình / cho hậu sinh. Les orgueilleux ne laissent pas de gloire derrière eux.” Còn Larochefoucauld khuyên nhủ: “Nếu chẳng kiêu ngạo tí nào cả, ta sẽ không trách lòng kiêu ngạo của người khác. – Si nous n’avions point d’orgueil, nous ne nous plaindrions pas de celui des autres.”

Nghe con khóc, mà mẹ không dỗ dành, không an ủi, không cho bú là mẹ ra sao? Con chiên cũng có chức năng ”tư tế, ngôn sứ, quân vương” trong Hàng Giáo Dân. Xin GM vui lòng đọc bài ”Chức Thánh Trong Hàng Giáo Dân” đăng trên Nữ Vương Công Lý và nhiều nơi khác để đồng ý với Đức Cha Nhơn trong lá thư dài chín trang mà Ngài viết cho gdh này. Dựa vào Lời Chúa và Sách Giáo Lý, nó khẳng định rằng Giáo Dân là các thánh, ở hàng đầu của Giáo Hội, Phép Rửa Tội là ơn đẹp nhất, huy hoàng nhất trong các Thiên Ân, việc xức Dầu của Thánh Linh thánh hiến họ thành linh-mục (prêtres), những người đã được rửa tội nhờ việc tái sinh và việc xức dầu của Thánh-Linh, được thánh hiến để làm nơi cư ngụ linh thiêng và hàng tư-tế thánh thiện,… giữa tất cả tín hữu của Chúa Ki-tô, có sự bình đẳng thật sự về phẩm giá và hoạt động, có sự khác biệt không có nghĩa là ”hơn, thua” vì Thánh Gioan Kim Khẩu dạy rằng ”nói hơn thua” giữa Hàng Giáo Phẩm và hàng giáo dân là có tội!

Nhưng GM Đà Nẵng thì nghĩ khác vì NGÀI phán như sau: ”Các Ngài có cách thế riêng do vị trí, ơn gọi, sứ vụđặc sủngNgài… Hãy kính trọnglắng nghe tiếng nói của các mục tử! Hãy biết “tôn sư trọng đạo” đúng mức như bài học vỡ lòng của mọi người dân Việt” !!!

Toàn là mệnh lệnh theo não trạng ”giáo sỹ trị”, tư tưởng phân biệt giai cấp, ơn gọi! ”Ơn gọi” chưa đủ, GM còn ”định danh” là đặc sủng! Đức Mẹ đâu được truyền chức linh mục! Vậy mà Ngài là LINH MỤC của mọi linh mục ngoại trừ Chúa Giêsu vì Mẹ ”tế sống Con Mẹ” để dâng lên Cha Thiên Đình!

Vậy thì, theo GM, đặc sủng của GM Đà Nẵng là đặc sủng số mấy? GM ra lệnh ”hãy lắng nghe”, nhưng Giáo Dân không ”nghe theo” sự im lặng của GM trước cái chết oan ức của Anh Nam vô tội, trước sự kiện Thánh Giá Đồng Chiêm bị tàn phá, trước nạn mua bán dâm học sinh ngây thơ, nạn phá thai, bán gái nhà lành cho đàn ông Tàu, Hàn…! Đảng viên Phan Khắc Từ cũng có chức linh mục là đương nhiên gdh này cũng phải lắng nghe tiếng nói của ông ta, phải biết ”tôn sư trọng đạo” theo kiểu nào? Đạo của ông ấy là đạo phá Đạo! GM Đà Nẵng còn xếp toàn bộ Giáo Dân vào loại ”chúng nó không thuộc” bài học vỡ lòng!! Lạy Chúa! Lạy Mẹ Maria! Con chịu hết nổi NGÀI mục tử Đà Nẵng có mỹ danh ”CHÂU NGỌC TRI” mà con không dám chiết tự ra! Cúi xin Chúa  Thánh Linh và Mẹ Fatima, La Vang… phù hộ cho GM Đà Nẵng vốn đã thuộc bài học vỡ lòng là Kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối, nhưng không đem ra thực hành! Con quỳ gối đêm nay trước Nhan Thánh Chúa và Mẹ để van nài! Xin thương Giáo Hội Việt Nam! Xin cứu Hàng Giáo Phẩm Việt Nam! Mẹ ôi. Con đang khóc! Lạy Mẹ, xin Mẹ giúp để, một ngày kia, con sẽ gọi GM ấy là Đức Cha, là MụcTử nhân lành và, nếu cần, con sẽ quỳ hôn nhẫn của ”ngài”! ”Mẹ ôi, đoái thương xem Nước Việt Nam! Trời u ám bất công lan tràn!” Xin Mẹ thông cảm cho con vì, nếu con không góp ý ”thẳng mực tàu”, Bà Con Bên Lương có thiện chí sẽ cười thêm chúng con là người ”bao che”!

”Với những tâm tình vừa nêu, con xin các Ngài Mục Tử noi gương Chúa Cứu Thế, ôm chiên vào lòng dù đó là chiên lạc hay là chiên ghẻ lở.” (trích lời cuối trong bài ”Chức Thánh Trong Hàng Giáo Dân”)

Düsseldorf, Đức Quốc, 13. 7. 2010

Đaminh Phan văn Phước

—————————————————

Thấy gì qua dự thảo nghị quyết của dân biểu Mỹ về vụ Cồn Dầu:  “Hàng xóm” lên tiếng, cha mẹ làm thinh – Cha mẹ gì?

“Hàng xóm” thấy sự dã man trong nhà người khác thì bất bình lên tiếng. Nhưng chính “cha mẹ” nạn nhân lại im thít. Cũng có thể cha mẹ vì quá sợ hãi, quá quan tâm đến an nguy của bản thân mình mà không dám bênh vực con cái chăng?  Nhưng, những hạng người như vậy mà được gọi là cha mẹ hay sao?

Thế còn những bậc cha mẹ khác, chẳng những không dám đứng lên bênh đỡ con cái mình, mà lại cất tiếng toa rập theo kẻ cướp, kẻ ác, đã xông vào nhà cướp bóc, hành hung, và giết chết con cái mình, thì đó là hạng cha mẹ gì? Cha mẹ ghẻ? Hay chính họ là tay chân, đồng bọn mà kẻ cướp đã gài vào nhà từ lâu, để dọn đường ra tay hành sự?

Chỉ cần nghe qua một  vài tình tiết như trên, người còn tâm trí bình thường ai cũng có được một  câu trả lời!

Ấy vậy mà đó chính lại là những gì đang xảy ra giữa hàng mục tử của giáo hội Việt Nam.

Khi xảy ra vụ Đồng Chiêm, Giám Mục Ba Lan kêu gào, “Chúng ta hãy nói to lên, GH đang bị bách hại tại VN”, trong khi đó giám mục Việt Nam im thít, đến khi mở miệng nói được một câu thì lại là lời biện bác với con chiên “Lên tiếng hay không lên tiếng?”

Cũng với cách hành xử ấy, khi tài sản người Cồn Dầu bị cướp bóc, giáo dân bị đàn áp, con chiên bị lang sói cắn chết, thì mục tử Đà Nẵng, Giám Mục Châu Ngọc Tri, không được một lời công đạo bênh đỡ. Đã vậy còn lên tiếng chì chiết, cay nghiệt với những người đưa tin về cái chết của con chiên trong đoàn được giao cho ngài coi sóc.

Đọc lá thư dài để biện minh của ngài, chúng ta thấy tin tức trên NVCL không sai, chính Ngài – qua việc công bố lá thư của gia đình nạn nhân – cũng xác nhận những điều tương tự, thậm chí còn cho biết nhiều chi tiết thê thảm hơn về cái chết của nạn nhân: Anh Nguyễn Năm bị công an dân phòng dìm xuống bùn tra tấn rồi để sống dở chết dở, người nhà tìm được thì thấy người bê bết bùn, mũi miệng, tai mắt đều ứa máu… mang về săn sóc từ sáng đến chiều thì chết!

Trong hoàn cảnh đó, vị mục tử lẽ ra phải cám ơn NVCL và những bản tin trên trang mạng này mới phải, nhưng không! Ngài lại quay ra mạt  sát họ là “bóng ma”! Không khác gì ĐC Tri đang cầm gậy mục tử – vốn dùng để đánh lang sói – bây giờ quay ra đánh… NVCL và những ai lên tiếng kêu cứu cho con chiên của ngài. Thực không hiểu trong cái không khí bát nháo tại Việt Nam ngày nay, người ta có còn tìm ra đạo lý làm người nữa không? Dù chỉ là với một chút đạo lý còn sót lại, bắt buộc người ta phải đặt ra câu hỏi, “GM Tri, ông là ai?”

Trong khi đó thì từ một nơi xa xăm, một người không phải máu đỏ da vàng, một người chẳng phải là mục tử cũng như chẳng có quyền lợi gì liên quan tới “đoàn chiên” của GM Tri, một ông Mỹ, Dân Biểu Christopher Smith, đã lên tiếng kêu gọi thế giới nhìn tới cảnh tang thương tại Cồn Dầu!

Chỉ vì ông ta là người, ông không chịu được cảnh đàn áp dã man mà con người đang phải chịu dưới chế độ cộng sản. Nhiều lắm thì hãy cho ông là một người hàng xóm. Để độc  giả khỏi mất công đi tìm lại bản tin cũ, xin tóm tắt nội dung do Nguyệt San Mạng Sống đăng tải vào ngày 30 tháng Bảy, mà NVCL cũng đã post lên mạng:

Kêu Gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc Can Thiệp Cho Cồn Dầu

Ngày 29 tháng 7, Dân Biểu Christopher Smith đưa vào Hạ Viện Nghị Quyết Số HRes 1572, kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và Liên Hiệp Quốc điều tra những hành động đàn áp ngày càng thêm trầm trọng đối với xứ đạo Cồn Dầu. Nghị quyết này có sự đóng góp sâu rộng của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS. TS Thắng nói kêu gọi “Cộng đồng người Việt ở khắp Hoa Kỳ cần đồng lòng và dồn sức để vận động Hạ Viện thông qua nghị quyết này trong vòng 6 tuần tới đây”.

Tuy không trực tiếp chứng kiến, nhưng chỉ nghe tường trình, những người “hàng xóm” cũng đã hình dung được  sự dã man và “bày tỏ sự xót xa về tình trạng bạo lực, đe doạ, phạt vạ, và sách nhiễu hứng chịu bởi người dân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.” Bản Nghị Quyết cũng nêu lên rằng nhiều công dân Hoa Kỳ còn thân nhân ở Cồn Dầu là nạn nhân của sự đánh đập, tra tấn và giam cầm của công an.

Đồng thời, bản nghị quyết kêu gọi TT Hoa Kỳ đưa vấn đề ra Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, và rằng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ bảo đảm Việt Nam tuân thủ những cam kết về nhân quyền chính họ đã ký kết tại Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái.

Nghị Quyết kêu gọi Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến thăm Cồn Dầu và những gia đình nạn nhân, kể cả gia đình của anh Nguyễn Thành Năm, người bị công an đánh chết.

Cuối cùng, bản nghị quyết kêu gọi Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đến thăm các giáo dân Cồn Dầu và phúc trình với Quốc Hội.

Tiến sĩ Thắng kêu gọi cộng đồng người Việt ở khắp Hoa Kỳ vận động cho bản nghị quyết sớm được thông qua.

Trộm nghĩ, trong khi vận động “hàng xóm”, chúng ta hãy vận động phong trào gửi thư cho HĐGMVN, gửi thư cho GM Tri, nhắc nhở những bậc cha mẹ này về bổn phận của họ!

Phạm Hảo

——————————————–

Cha tôi, mẹ tôi

Anh em chúng tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha và mẹ.  Mẹ, đối với chúng tôi mẹ thật tuyệt vời, chẳng biết dùng lời nào để nói về mẹ vì sợ rằng thiếu sót, vì sợ rằng chưa đủ. Chỉ mạ muội rằng, mẹ đã tần tảo nuôi anh em chúng tôi khôn lớn, mẹ đã vui khi nhìn chúng tôi ăn, mẹ đã hạnh phúc khi nhìn chúng tôi say giấc, mẹ đã tạ ơn Trời khi chúng tôi lớn lên …

Bên cạnh nhà tôi có một gã hàng xóm hung tàn, độc ác. Bởi vì, nhà chúng tôi ở phía trong nên để đi ra đường làng – là đường giao thông chính – thì ngả duy nhất phải đi qua ngang ngõ nhà hắn. Lợi dụng điều này, gã buộc anh em chúng tôi, hễ đi đâu ra khỏi nhà là phải nộp tiền cho hắn. Chúng tôi có cái bánh ngon, cái kẹo ngọt đều phải cống nạp cho hắn, thậm chí ngay cả miếng cơm của anh em chúng tôi cũng còn bị hắn cướp mất. Chúng tôi sợ hắn lắm, sự sợ hãi càng bị nhân lên khi hắn dọa sẽ cho chó béc-giê ra cắn khi chúng tôi đi ngang qua ngõ nhà hắn – nếu chúng tôi không cống nạp cho hắn. Sự sợ hãi cứ theo chúng tôi mãi, lẽo đẽo theo đến trường, dai dẳng vào bữa ăn, lớn dần trong tiếng cầu kinh, đi sâu vào giấc ngủ, chiếm lĩnh trọn giấc mơ tuổi thơ của anh em chúng tôi …

Và rồi, một ngày, mẹ đã đứng thẳng trước mặt hắn, chỉ vào mặt hắn, dậy cho hắn bài học vỡ lòng: Cơm này là cơm của mẹ làm ra để cho con mẹ ăn, là cơm mà mồ hôi, máu và nước mắt của cha làm ra để cho con mẹ ăn. Cơm này là cơm trời ban cho con mẹ, nên đừng hòng kẻ nào cướp được cơm của con mẹ. Đường này là đường của chung, là đường do trời ban cho con mẹ, nên phải dành cho con mẹ đi, không phải cống nạp cho kẻ nào hết…

Sau hôm ấy, kẻ thì bảo mẹ tôi dại: Ai lại đối đầu với kẻ “vũ phu” như hắn. Kẻ thì lắc đầu ngao ngán. Kẻ thì khuyên mẹ “Hãy sỏ gươm vào bao”…

Cô, dì, chú, bác chúng tôi: Người thì khuyên mẹ nên về nhà ngoại cho khuốt mắt hắn, cho hắn đỡ làm càn. Người thì trách rằng vì mẹ mà hắn lôi ông bà tôi ra mà chu chéo, mà sỉ vả. Được đà hắn còn dày xéo đập nát mộ của ông tôi, mỗi nơi vứt một mảnh – thật bì ổi, tội ác mà trời không dung đất không tha. Chúng tôi xót lắm…! Các bác tôi quay lại trách mẹ: Vì mẹ mà mộ ông bị hắn dày xéo! …

Về phần anh em tôi, từ hôm ấy, cái cảm giác thật lạ xuất hiện, cái cảm giác được làm người: Được đi thẳng lưng, được nhìn lên trên, sự sợ hãi biến mất, can đảm được nuôi dưỡng, những tiếng nhịp tim đập thình thịc dồn dập khi đi qua ngõ nhà hắn biến mất … Chúng tôi thật tự hào về mẹ, chúng tôi kính trọng và yêu mẹ thêm thật nhiều!

Lại nói về gã hàng xóm, với bản tính tàn bạo, từ hôm ấy gã tức lắm, tìm cớ gây sự với đại gia đình tôi, vu cáo cho anh em họ hàng nhà tôi đủ điều, đánh đập tàn nhẫn cô, bác tôi …

Vào một buổi chập choạng tối, tôi đi học về như bao ngày, khi đi ngang qua ngõ nhà gã độc ác, hắn lùa đàn chó béc-giê ra cắn cho tôi một trận thừa sống thiếu chết. Mẹ đã chạy tới cứu tôi, vác tôi về, băng bó cho tôi, mẹ đã ôm tôi vào lòng, mẹ đã lau những dòng nước mắt tuôn chảy trên má cho tôi, và rồi từng chiều trở tôi ra phố huyện để chữa trị vết thương và tiêm phòng chống dại cho tôi …

Mẹ đã nghĩ thật nhiều, mẹ đã day dứt thật nhiều, mẹ đã cầu nguyện thật nhiều. Và rồi,: Mẹ phải ra đi. Mẹ không muốn mộ ông bị dày xéo. Mẹ không muốn anh em chúng tôi bị chó béc-giê nhà gã hàng xóm xé nát. Mẹ không muốn Chúa nơi hình hài anh em chúng tôi bị dẫm đạp.  Mẹ đã nói rằng: “Mẹ thật có lỗi với các con khi phải ra đi”. Và, mẹ về nhà ông ngoại ở một nơi tít xa, thật xa!

Ngày mẹ ra đi, anh em chúng tôi hụt hẫng, trong lòng trống vắng, tủi hờn. Nơi tôi, cái cảm giác được ngồi sau lưng mẹ mỗi chiều trên chiếc xe đạp, để mẹ chở ra phố huyện chữa trị vết thương khi bị chó béc-giê cắn lại dâng trào: Mồ hôi mẹ đã ướt áo và cái chong chóng lá chuối trên tay tôi quay tít theo vòng quay của bánh xe cùng với sự thích thú cười đùa của tôi. Vết thương chó cắn chưa lành, nhưng tôi chẳng thấy đau là gì, vì được mẹ cưng chiều, vì được mẹ vỗ về, vì được mẹ ủi an nâng đỡ!…

Còn đâu cái cảm giác được mẹ chở che, còn đâu cái bánh rán thơm giòn mà mẹ mua cho mỗi khi đi chợ về. Còn đâu những miếng đậu phụ mát lành mà mẹ mua cho mỗi chiều khi chở tôi về từ chỗ tiêm phòng bệnh dại …

Thú thật trong thẳm sâu đáy lòng, tôi mong lại có mẹ. Tôi mong bị chó béc-giê cắn, để lại được mẹ vỗ về, để lại được mẹ ôm tôi vào lòng. Chẳng phải bởi vì hằng ngày tôi không được mẹ vỗ về, chẳng phải hằng ngày tôi không được mẹ yêu thương mà bởi vì cái cảm giác đó thật lạ, thật khác thường, thật khó tả!

Nói về cha tôi, chiều hôm trước, vợ chồng con cái tôi đang ăn cơm, cha tôi gọi điện từ quê ra:

–      Ă cơm chưa con?

–      Con đang ăn ạ!

–      Mới mổ nên phải kiêng uống bia rượu con nhé! Cha dặn tôi.  (Chả là tôi mới trải qua một cuộc phẫu thuật):

Ông dặn tiếp: Phải kiêng ăn đồ cay, kiêng ăn rau muống, kiêng ăn bún, kiêng ăn lòng trắng chứng gà … Nên ăn đồ mát, ăn nhiều cam, đừng ăn cam Tàu, không an toàn: Cam Tàu thì ruột đỏ, còn cam Hưng Yên thì ruột vàng. Ăn quýt Việt Nam vỏ xanh, ruột không thơm, hơi dai nhưng an toàn hơn … Mà mới mổ thì làm việc ít thôi để giữ sức khỏe, vì khi mổ thì thuốc tê tiêm vào có thể ảnh hưởng đến não, …

Cha tôi là vậy, ông chuyền dậy cho tôi nhiều điều cần thiết cho cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. Bởi vì ông là người cha, mang trong mình một tình yêu của người cha, ông biết khi nào phải nói gì với con, cho nên ông không sợ người ngoài dèm pha. Cha không bận tâm khi người ta nói với ông “ trời đánh tránh miếng ăn” vì ông chọn đúng bữa ăn để gọi điện để răn dậy tôi. ông chẳng sợ “thói đời” cho ông là kẻ lắm điều, vì ông biết rằng ông đã là cha, đang là cha, và sẽ mãi là cha của tôi!

Thật hạnh phúc, vì tôi được Trời ban cho người cha, người mẹ tuyệt vời như vậy!

Mà cũng kỳ lạ! Cứ là con thì thoải mái đòi hỏi cha mẹ đủ điều chẳng cần biết cha mẹ nghĩ gì, có gì. Còn cứ là cha, là mẹ thì hết lòng vì con, thậm chí có thể chết vì con, hay thật!

Một giáo dân Hà Nội.