Hội Đồng Giám mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam

Thời gian gần đây, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được nhắc đến nhiều trên truyền thông Công giáo tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Nhưng có lẽ một số giáo dân người Việt chưa hiểu hay hiểu khá mập mờ về cơ chế “HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC,” thậm chí còn ngộ nhận rằng HĐGMVN có nguồn gốc và nhiệm vụ giống như Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo!!!

Xin thưa ngay: Hội Đồng Giám Mục là một tổ chức hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công giáo hoàn vũ, một cơ chế được thiết lập bằng Giáo luật (GL) mà Bộ Giáo Luật năm 1983 quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn ở tại các điều khoản từ số 447 tới 459.

Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục giáo phận Quy Nhơn – Tổng Thư ký HĐGMVN (2007) lưu ý: “Bộ Giáo Luật cần được mọi người biết đến, không những là đối tượng khảo cứu cần thiết cho các chuyên viên giáo luật, mà còn là cẩm nang cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa.” Thế nên việc một người giáo dân dù là thấp hèn tìm hiểu Giáo luật liên quan tới tổ chức và định chế HĐGM thì không phải là một hành vi hỗn xược, một sự tò mò có tính cách cấm kỵ, mà là một bổn phận thiết yếu của “mọi thành phần dân Chúa.”

Hội Đồng Giám Mục, một định chế.

Theo phân tích của linh mục James A. Coriden, một chuyên gia nổi danh về Giáo Luật,  trong quyển “An Introduction To Canon Law – Giáo Luật Nhập Môn” (Nhà Xuất bản Paulist, New York * Mahwah, New Jersey, Hoa Kỳ – 1999), thì HĐGM là một cơ chế mới, được thiết lập bởi Giáo Luật sau Công đồng Vaticanô II. Tuy rằng trước Công đồng này, thỉnh thoảng các Giám mục trong cùng một quốc gia có ngồi lại với nhau hàng năm như là công nghị địa phương, nhưng chưa hề được tổ chức thành cơ cấu định chế pháp quy như ngày nay.

Giáo Luật 1983 phân định rõ trách nhiệm của một HĐGM. Thành viên Hội Đồng là tất cả các Giám mục chánh, phó và phụ tá cùng những Bề Trên Dòng được chuẩn y trong cùng một quốc gia hay một vùng lãnh thổ đặc nhiệm. HĐGM được ban cho tư cách pháp nhân (449 §2), có một cơ quan thường trực gọi là Ban Thường vụ (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng Thư ký) cùng các ủy ban trực thuộc (điều 452 và 457).

HĐGM được ủy thác một số nhiệm vụ mục vụ nhân danh các tín hữu trong quốc gia liên hệ, ngoại trừ các thẩm quyền về tín lý và tư pháp thuộc trách nhiệm của riêng từng Giám mục.

Vai trò, trách nhiệm của một HĐGM

Sứ vụ chính yếu của một HĐGM là phục vụ lợi ích cao nhất cho con người trong quốc gia hay lãnh thổ liên hệ ở tại bất cứ nơi nào và thời kỳ nào như Điều 447 chỉ rõ: “Hội Đồng Giám Mục, một định chế thường trực, là tổ chức kết hợp các Giám mục của một quốc gia hay một địa hạt nào đó, cùng nhau thi hành chiếu theo luật, một số nhiệm vụ mục vụ cho các tín hữu Kitô thuộc địa hạt, để phát huy lợi ích lớn hơn mà Giáo Hội đem lại cho loài người, nhất là bằng các hình thức và phương pháp làm việc Tông đồ thích hợp với hoàn cảnh địa phương và thời đại[1].”

Bản dịch trên đây của HĐGMVN có đôi chỗ không giống với bản dịch Bộ Giáo Luật do các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện và Mai Đức Vinh thực hiện. Bộ Giáo Luật Việt ngữ này được Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1987. Điều 447 của bản dịch này là: “Hội Đồng Giám Mục, một định chế… nhằm cổ võ thiện ích lớn lao hơn cả mà Giáo Hội cống hiến cho mọi người…”

Lợi ích lớn hơn cho loài người hay thiện ích lớn lao hơn cả ấy phải chăng chính là việc “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn… Công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức…” mà Chúa Giêsu đã công bố, trích dẫn từ ngôn sứ Isaia. (Xin đọc Luca, đoạn 4, 16-21). Như vậy, đối tượng chính của hoạt động mục vụ của HĐGM chính là người nghèo, người mù lòa, những tù nhân và những kẻ bị áp bức.

Đó là tinh thần và nghĩa vụ HIỆP THÔNG giữa hàng giáo phẩm địa phương với nhau cũng như giữa hàng giáo phẩm với mọi thành phần dân Chúa liên hệ. Một khi nghĩa vụ này không chu toàn đúng mức thì nhiệm vụ mà Giáo luật đề ra cho HĐGM có lẽ chưa được tuân thủ nghiêm túc. Trong trường hợp này, HĐGM có nguy cơ trở thành một tổ chức hữu danh thay vì là một cơ chế mục vụ hữu ích thiết thực!

Các giám mục trong cùng một quốc gia là thành viên của HĐGM địa phương. Các ngài đương nhiên là những người ĐỒNG TRÁCH NHIỆM trong bất cứ biến cố nào ở một khu vực địa phương đang cần sự đáp ứng mục vụ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Đó là tinh thần và nghĩa vụ HIỆP THÔNG giữa hàng giáo phẩm địa phương với nhau cũng như giữa hàng giáo phẩm với mọi thành phần dân Chúa liên hệ. Một khi nghĩa vụ này không chu toàn đúng mức thì nhiệm vụ mà Giáo luật đề ra cho HĐGM có lẽ chưa được tuân thủ nghiêm túc. Trong trường hợp này, HĐGM có nguy cơ trở thành một tổ chức hữu danh thay vì là một cơ chế mục vụ hữu ích thiết thực!

Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, theo nội dung Bộ Giáo Luật, HĐGM là một tập thể những vị Chủ Chăn cùng liên đới trách nhiệm làm “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong một quốc gia. Bất cứ lúc nào và ở đâu trong địa bàn hoạt động của mình, khi xảy ra một biến cố đụng chạm đến đàn Chiên, thì tập thể Chủ Chăn trong HĐGM cũng đều nhanh chóng can dự vào bằng cách này hoặc cách khác, chứ không lưỡng lự “lên tiếng hay không lên tiếng” để rồi đi tới chỗ vô cảm, vô can và… vô trách nhiệm.

Với hàng loạt quyền hạn pháp định, không một HĐGM nào tự cho phép mình nại ra bất kỳ lý do gì để tránh can dự vào việc đấu tranh bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận, tự do tỏ bày tư tưởng hay phát biểu quan điểm, quyền tự do cư trú cùng các quyền tự do căn bản chính đáng khác…!

Bản thân mỗi vị giám mục đã là vị ngôn sứ được biệt tuyển từ hàng tư tế lên hàng trưởng lão (elders) với trách nhiệm giám sát (episcopus). Giáo Luật Điều 378 §1 đề ra tới 5 tiêu chuẩn để một vị linh mục “xứng đáng được tiến cử lên chức Giám mục” là:

(1) Trổi vượt về Đức Tin vững vàng, tính nết tốt, đạo đức, nhiệt tâm… thông thái, khôn ngoan…

(2) Có danh thơm tiếng tốt;

(3) Ít là đã trọn 35 tuổi;

(4) Ít là đã năm (5) năm chịu chức linh mục;

(5) Có văn bằng Tiến sĩ, hoặc ít ra có Cử nhân về Kinh Thánh hoặc Giáo luật ở một Cao Đẳng Học viện được Tòa Thánh công nhận.

Một khi đã chấp nhận tham gia hàng ngũ các bậc trưởng-lão-ngôn-sứ-giám-sát, vị giám mục được tuyển chọn đã lãnh nhận Ơn Chúa Thánh Thần để thực thi quyền giáo huấn tông truyền, không thể viện lý do “CON KHÔNG BIẾT ĂN NÓI” mà thoái thác trách nhiệm dù chỉ là một kiểu thoái thác “nhún nhường” mang tính chất lề thói. Vị giám mục ấy càng không được tự cho phép mình nói thay các đấng khác trong cùng Hội đồng rằng “CHÚNG CON KHÔNG BIẾT ĂN NÓI!”

Bên cạnh 14 điều khoản (447-459) quy định cơ chế tổ chức một HĐGM nêu trên, Giáo luật dành ra ít nhất 77 điều khoản ban cho HĐGM nhiều quyền hạn rộng rãi, đặc biệt là quyền hạn đối với Dân Chúa (Quyển 2) và với nhiệm vụ Giáo huấn của Giáo Hội (Quyển 3)[2] mà phạm vi một bài viết không cho phép triển khai, phân tích tường tận từng quyền hạn.

Tựu trung, trách nhiệm chính của một HĐGM quốc gia là chăm lo mục vụ, kịp thời lên tiếng và nếu cần, nhanh chóng có hành động cụ thể giải quyết lập tức các vấn đề đụng chạm đến Dân Chúa, đụng chạm tới việc thờ phượng cùng mọi sinh hoạt tâm linh hay một biến cố đời thường có ảnh hưởng đến tình trạng an cư để hành đạo của đàn Chiên.

Những vụ xúc phạm đến các biểu tượng thiêng liêng của người tín hữu, như xúc phạm tới Thánh giá, tới các ảnh tượng và nơi thánh, dù xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước đều không thể coi là chuyện riêng của một cá nhân, một nhóm người, một giáo xứ hay giáo phận. Trong những biến cố dầu sôi lửa bỏng như trên hay những vụ đàn áp bắt bớ, tù đày, gây thương tích hoặc làm chết người, làm sao HĐGM có thể nhẫn tâm chần chờ, đắn đo để xem có nên “lên tiếng hay không lên tiếng”? Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và tình người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố tình tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lý lẽ nào. Chẳng những thế, thái độ ấy còn làm cho niềm tin bị giao động và lung lay tận gốc.

Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và tình người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố tình tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lý lẽ nào.

Giáo luật điều 452 §2 quy định rõ: “Chủ tịch của Hội Đồng, – và khi vị này bị ngăn trở hợp lệ thì phó chủ tịch – chủ tọa không những các phiên hợp khoáng đại của HĐGM mà cả ủy ban thường vụ nữa.” Khi Đức Cha Chủ tịch đa đoan với một nhiệm vụ khác cấp bách hơn, HĐGMVN không thể coi đó là lý do để không nhanh chóng tìm ra giải pháp tích cực đối phó kịp thời với các vấn đề thời sự nóng bỏng gây xôn xao và cả xáo trộn trong Giáo Hội địa phương, bởi vì còn có vị Phó Chủ tịch sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm “thay thế’ Chủ tịch mà Giáo Luật đã minh định.

Về vai trò của HĐGM trong việc đề cử hay tiến cử một nhân vật vào chức Giám mục, GL 377 §2 định rằng “ít ra ba năm một lần, các Giám mục thuộc một Giáo tỉnh hay là tùy hoàn cảnh, các Hội Đồng Giám mục phải bàn nhau kín đáo để lập một danh sách các linh mục …xem ai có tư cách làm Giám mục, thích hợp hơn với chức Giám mục và phải gởi danh sách ấy tới Tông Tòa…” Suy ra từ khoản Giáo luật này, HĐGM không thể không biết danh tánh nhân vật được tiến cử Giám mục trong lãnh thổ mình. Vả lại, chỉ khi nào đã nhận được sự đồng thuận minh danh của nhân vật được tiến cử, Tòa Thánh (Đức Thánh Cha) mới ban hành sắc chỉ bổ nhiệm chứ không bao giờ đặt nhân vật ấy vào sự đã rồi, chẳng những gây bối rối cho đương sự mà GH còn có thể đối diện với bao nhiêu rắc rối không thể tiên liệu! Cho nên, khi một vị tư tế được công bố đảm nhiệm một chức vụ cao hơn (Giám mục hay Tổng Giám mục, Hồng y và cả Giáo hoàng), vị ấy không thể kêu lên là “bất ngờ” đối với mình!

Quyền đời nhúng tay vào việc đạo.

Một khía cạnh khác về quyền bổ nhiệm Giám mục có lẽ tất cả tín hữu Công giáo Việt Nam cũng cần tìm hiểu và nghiền ngẫm, đó là điều khoản số 377 §5 của Bộ Giáo Luật hiện hành: “TỪ NAY VỀ SAU, KHÔNG ĐƯỢC CHO CHÍNH QUYỀN DÂN SỰ QUYỀN LỢI VÀ ĐẶC ÂN BẦU CỬ, BỔ NHIỆM, ĐỀ CỬ HOẶC CHỈ ĐỊNH CÁC GIÁM MỤC.”

Thế thì tại Việt Nam, khi nhà cầm quyền CSVN bảo rằng “ĐƯỢC SỰ CHẤP THUẬN CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM, Giáo hoàng… bổ nhiệm XXX làm Tổng Giám mục…” thì sự chấp thuận ấy được hiểu như thế nào? Không bầu cử. Không bổ nhiệm. Không đề cử. Không chỉ định. Mà là CAN THIỆP VÀO NỘI BỘ CÔNG GIÁO: Có xin mới có chấp thuận – nghĩa là có xin phép mới cho phép! Cho phép ĐÍCH DANH vị XXX làm (Tổng) Giám mục, chứ không phải chỉ cho phép tuyển chọn chung chung trong một thành phần nào đó (hàng giáo sĩ chẳng hạn) thôi!

Phải chăng lời tuyên bố “chấp thuận” của CSVN là lời tuyên truyền hỗn láo? Hay đó là bằng chứng về một sự CAN THIỆP THÔ BẠO vào việc bổ nhiệm một chức sắc cao cấp của tôn giáo? Sự can thiệp này có hàm ý một sự cam kết hay hứa hẹn ngầm nào từ phía nhân vật được chấp thuận đối với kẻ đã ban phép, đặc biệt kẻ ban ơn ơn ấy lại là Cộng sản không? Chưa nghe thẩm quyền Giáo Hội CG tại Việt Nam minh giải điều này với cộng đồng dân Chúa!

Một nét mới: Thư của một Giám mục gửi HĐGM của mình.

Một vấn đề khác liên quan tới Hội Đồng Giám mục Việt Nam:

Mới đây, ngày 19/7/2010, Đức Cha Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng có gửi cho HĐGMVN một bức thư nhằm thông tin và chia sẻ mục vụ” sự kiện về cái chết người giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu là anh Nguyễn Thành Năm.

Bức thư của Đức Cha Tri Đà Nẵng đã được nhiều tác giả “phản hồi” và phân tích. Ở đây, chúng tôi chỉ nói lên mối quan hệ của bức thư đối với HĐGM, giới hạn trong đề tài đang đề cập.

Không biết trong quá khứ đã có bao nhiêu thư một vị Giám mục VN gửi cho HĐGM của mình nhằm “thông tin và chia sẻ mục vụ” như trên. Nhưng từ trước đến giờ chưa hề nghe thấy có một thư nào từ một Giám mục thành viên gửi cho HĐGM của mình mà được đưa lên mạng lưới toàn cầu phổ biến công khai rộng rãi để mọi người cùng đọc. Người đọc một khi đã được ban quyền đọc bức thư ấy tất cũng có quyền chia sẻ cảm nghĩ của mình về … nó!

Người ta có thể tin là Đức Cha Tri thật tình chỉ muốn tỏ bày tâm tư, trao đổi “thông tin và chia sẻ mục vụ” với HĐGMVN mà thôi. Nhưng sau khi đọc đi đọc lại bức thư nhiều lần, người ta thấy tuồng như bức thư ấy không nhằm chia sẻ kinh nghiệm mục vụ cho bằng nhắm phủ nhận những thông tin “lề trái” về cái chết của anh Nguyễn Thành Năm, giáo dân Cồn Dầu, cũng như nặng lời phê phán những người chủ trương đưa ra những thông tin ấy.

Vô tình hay hữu ý bức thư của Gm Tri đóng vai trò “trạng sư” nhiệt tình biện hộ cho An ninh CSVN (tức Công An) hơn là chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, như chính nội dung bức thư bộc lộ: Ngành an ninh nhà nước tuy không trực tiếp “đánh chết giáo dân Cồn Dầu” như tin được loan, nhưng cũng không vô can trong vụ việc này. Dù cuộc thẩm vấn sau cùng diễn ra cách đó đến hai tuần, nhưng đã gây áp lực tâm lý nặng nề, khiến một người vốn mắc bệnh tim như Anh Năm, bị hoảng loạn, sợ hãi, không làm chủ được hành vi của mình, nên đã bị dân phòng bắt.(Dân phòng có đánh chết nạn nhân không?)

Vừa đóng vai trò trạng sư cho “bạo lực cách mạng” (Công an CS), bức thư vừa là bản “cáo trạng” của một công tố viên lên án những người chủ trương trang báo điện tử Nữ Vương Công Lý là “bóng ma” buộc báo này phải nhận trách nhiệm đầu tiên về những hậu quả tai hại do việc đưa tin không chính xác và hình ảnh ngụy tạo, gây hoang mang chia rẽ.” Những cụm từ nhấn mạnh (gạch dưới) trên đây là những kiểu nói quen thuộc ở cửa miệng nhà cầm quyền CSVN và báo chí “lề phải” của họ để kết án ai là “thế lực thù địch.”

Anh Toma Nguyễn Thành Năm, giáo dân bị Công an, dân phòng đánh đến chết

Chúng tôi có cảm tưởng rằng bức thư của Đức Cha Tri cũng như lời phát biểu của Đức Cha Khảm trước đây và lời của một linh mục dọa “dứt phép thông công cho giáo dân nào đọc Nữ Vương Công Lý” đã giúp cho trang mạng này tăng số lượng người đọc hơn là đánh hạ nó. Thiết tưởng NVCL nên tri ân các ân nhân của mình!

Riêng với Đức Cha Tri, chúng tôi mong Đức Cha công bằng hơn một chút trong phán xét của ngài cũng như chịu khó theo dõi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trước khi kết luận. Chỉ riêng VietCatholic News thôi cũng đã giới thiệu nhiều bản tin từ các nguồn thông tin khác nhau, đa dạng mà chúng tôi chỉ xin phép nêu ra vài hãng tin ngoại quốc sau đây:

Da Nang parishioner dies after police beating

CathNews Asia (07-Jul-2010 03:51)

Catholic beaten to death by Vietnamese police

Catholic World News (06-Jul-2010 17:07)

Vietnam: Mort d’un paroissien de Côn Dâu à la suite d’un interrogatoire accompagné de violences physiques

Eglises d’Asie (06-Jul-2010 09:45)

A Con Dau Catholic dies shortly after being released by police

Asia-News (06-Jul-2010 08:18)

Muore poco dopo essere rilasciato dalla polizia un cattolico di Con Dau

Asia-News (06-Jul-2010 06:30)

Đặc biệt, một đoạn trong bản tin của tác giả Thomas Việt trên VietCatholic News ngày 05/7/2010 cung cấp nhiều nét độc đáo liên quan đến cái chết thương đau của anh Nguyễn Thành Năm giáo dân Côn Dầu. Bản tin này không hề căn cứ vào một tin tức nào từ NVCL, mà đích thân tác giả đang ở trong nước trực tiếp tìm hiểu nội vụ ngay tại Việt Nam:

Ngày 3/7/2010 vừa qua một giáo dân nhiệt thành ở giáo xứ Cồn Dầu ông Nguyễn Năm đã chết vì bị bức cung (tra tấn) dẫn đến việc không thể ăn uống gì được rồi chết.
Tôi có điện đến công an thành phố Đà Nẵng (0511-3822300) vào 7 giờ tối 4/7/2010 để hỏi nguyên nhân thì lúc đầu họ trả lời là do đột qụy mà chết. Tôi không bằng lòng với câu trả lời đó nên điện thoại lần hai thì viên công an trực ngày 4/7/2010 mới lấy giấy lên đọc là “một giờ chiều ngày 3/7/2010 ông Nguyễn Năm tại Cồn Dầu chết. Nguyên nhân: không rõ nguyên nhân.” Sau đó điện thoại và hỏi nữa thì anh ta nói “gia đình người ta không thưa kiện thì thôi chứ cớ gì mày ở Sài Gòn mà chĩa mồm vào”.
3 giờ ngày 5/7/2010 điện lại hỏi nữa thì gặp một anh công an trực khác trả lời: “Gia đình anh Nguyễn Năm báo cáo là anh Năm bị bịnh hoang tưởng và nhịn ăn vài ngày rồi chết”. Tôi hỏi trước đó anh Năm có bị tra tấn không thì viên công an này liền cúp điện thoại…”

Ngoài ra, trong thư “gửi HĐGMVN” Đức Cha Châu Ngọc Tri đã trưng dẫn bản viết tay của người nhà anh Nguyễn Thành Năm. Cách làm việc của Đức Cha Tri thật là khôn ngoan thận trọng. Cái chết của anh Năm xảy ra ngày 03/7/ 2010, đến 19/7/2010, Đức Cha Tri mới “thông tin” cho HĐGMVN về nguyên nhân cái chết dựa trên một bản viết tay người thân của nạn nhân – viết ngay tại Tòa Giám mục Đà Nẵng do yêu cầu của chính Đức Cha Tri.

Tuy nhiên, giá mà Đức Cha Tri khuyên người nhà của anh Năm về nhà thu thập chứng cớ… sau đó “lấy lòng con cái” mà ngay thật trình bày mọi diễn biến dẫn tới cái chết của nạn nhân thì chắc chắn không ai nghi ngờ có… an ninh ở hậu trường thực hiện nghiệp vụ “ép cung”.

Mặt khác, phải chi Đức Cha Tri lập được một ban điều tra độc lập gồm cả giáo sĩ và giáo dân thuộc các ngành chuyên môn để xem xét và công bố kết quả thì kết quả ấy chắc sẽ dễ chấp nhận hơn! Có như vậy bức thư của Đức Cha Tri mới thật sự có giá trị “chia sẻ mục vụ”!

Đáp lại, HĐGMVN có lẽ sẽ chẳng ngại ngùng có một hồi âm (phản hồi) làm vui lòng Đức Cha Tri, làm hài lòng Giáo phận Đà Nẵng, khích lệ an ủi giáo dân Cồn Dầu, trấn an toàn thể dân Chúa trong và ngoài nước và nhất là dập tắt mọi tiếng xì xào về biến cố Cồn Dầu và về cách hành xử của Chủ Chăn. Từ đó chắc chắn tình hiệp thông giữa HĐGMVN và các Đấng Bản Quyền trong nước với mọi thành phần dân Chúa sẽ được triển nở và được củng cố đúng tinh thần Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo khiến cho sức quỷ hỏa ngục “không làm chuyển rung”!

Lê Thiên

Ngày17/8/2010, lethien03@yahoo.com



[1] Chúng tôi sử dụng bản dịch năm 2007 của HĐGMVN.

[2] Bộ Giáo Luật gồm 7 quyển với 1752 điều khoản. Ngoại trừ quyển 6 (bàn về Chế tài trong GH) không đề cập đến HĐGM, 5 quyển còn lại đều nêu lên một mặt vài nào đó thuộc quyền hạn của HĐGM.

Quyển 1 – Tổng tắc:  01 điều (88)

Quyển 2 – Dân Chúa: 26 điều (230 §1; 236; 237 §2; 242 §1; 276 §2; 242 §1; 276 §2; 283; 294; 312; 320 §2; 346 §1; 364; 372 §2; 377 §2-3; 395 §2; 402 §2; 433 §1; 434; 439; 441; 443; 496; 502 §3; 522; 535 §1; 538 §3; 708).

Quyển 3 – Nhiệm vụ giáo huấn của GH: 14 điều (753; 766; 772 §2; 775 §2-3; 788 §3; 792; 804 §1; 809; 810 §2; 821; 823 §2; 825 §1-2; 830 §1; 831 §2).

Quyển 4 – Nhiệm vụ thánh hóa của GH: 22 điều (838 §3; 844 §4-5; 851; 854; 877 §3; 891; 895; 964 §2; 1031 §3; 1062 §1; 1067; 1083 §2; 1112 §1; 1120; 1126; 1127 §2; 1231; 1232 §1; 1236 §1; 1246 §2; 1251; 1253).

Quyển 5 – Tài sản của GH: 7 điều (1262; 1265 §2; 1272; 1274 §2; 1277; 1292 §1; 1297).

Quyển 6 Chế tài trong GH: không điều nào

Quyển 7Tố tụng: 6 điều (1421 §2; 1425 4; 1439 §1-3; 1673; 1714; 1733 §2).

24 Responses to Hội Đồng Giám mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam

  1. Giáo dân TP Saigon nói:

    Bài của tác giả Lê Thiên rất tuyệt. Vì nói có sách, mách có chứng. Đâu đó rõ ràng. Đây mới là Dân Chủ. Đúng tinh thần canh tân Năm Thánh 2010.

  2. Nguyen Luong Tam nói:

    Do.c qua bai viet va` phan tich ca'c du*~ kien cac bo luat cua Giao Hoi ve HDGM, cu~ng nhu nhu~ng nhan xet cac vu. viec da~ xa?y ra trong HDGMVN cua Tac Gia Le Thien , chu'ng toi rat kham phuc. su hieu biet va` tinh than du~ng ca?m cua? ba.n da~ gop tieng noi cho CONG LY va SU THAT . Cam on Le Thien va` NVCL.
    Mot Giao Dan Ha Noi.

  3. Hoang Huynh nói:

    Thành thật mà nói Đức Cha Châu ngọc Tri ngay từ những bức thu đầu tiên Ngài đã sai và ngày càng sai hơn .Không biết Ngài đang làm gì ??????

  4. Phạm Quốc Việt nói:

    Cám ơn ông Lê Thiên đã có vài viết khá rõ nét về trách nhiệm của mỗi GM và HĐGMVN. Tiếc rằng, căn cứ vào những gì đã xảy ra với GH từ hơn 2 năm nay (từ vụ Toà Khâm Sứ đến Đồng Chiêm, Tam Toà, Cồn Dầu) cho thấy HĐGMVN đúng là hữu danh vô thực!

  5. Phạm Quốc Việt nói:

    Các DB Mỹ cầu nguyện cho giáo dân bị công an đánh chết ở Cồn Dầu, ước gì HĐGMVN cũng làm như vậy! http://www.vietcatholic.net/News/Html/83030.htm
    Trễ còn hơn không, kính xin HĐGMVN và các GM địa phương, đặc biệt là ĐC Châu Ngọc Tri hãy thực hiện một việc rất đáng làm này!

  6. Từ thị Siêu nói:

    Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần có nhiều Giám Mục và Linh Mục để tiếp tay với Chúa trong việc chăm sóc đàn chiên của Ngài. Thế nhưng, GHVN chỉ cần những chủ chăn, nhiệt thành, đạo đức, một lòng vì Chúa và vì các linh hồn, chứ những chủ chăn dẫn giáo dân đi sai đường hướng của Chúa và Giáo Hội hoặc những chủ chăn chỉ biết có bản thân mình thì thà rằng GHVN có ít Giám Mục và Linh Mục thì tốt lành thi hay hơn. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng cho GHVN trong những lần phong chức Giám Mục và Linh mục.

  7. Minh Trang nói:

    Cho tới nay thì các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục VN như đ/c Khảm, đ/c Tri, đ/c Chương lên án Nữ Vương Công Lý là chia rẻ phá hoại Giáo Hội Công Giáo, trong khi đó thì các độc giả Nữ Vương Công Lý cho rằng càng đọc tin tức trên mạng Nữ Vương Công Lý thì càng yêu mến Giáo Hội VN,các vị mục tử nhân lành, và càng hiệp thông và yêu thương hơn với các giáo dân đang trong cơn bách hại của bạo quyền csvn!
    PS: Hội Đồng Giám Mục VN từ khi có biến cố Thái Hà đến nay chưa có một hành động hiệp thông nào tích cực cả, ngoại trừ sự "hiệp thông" trách móc hàng ngũ giáo dân mà không tự xét mình(của HY Mẫn, đ/c Khảm, Tri, Chương), sự "hiệp thông" đi tìm sự thật Thực tại Vatican, sự "hiệp thông" yên lặng trước câu hỏi "Em Ngươi ở đâu", sự "hiệp thông" lặng câm và vô cảm trước các biến cố phỉ báng đàn áp tự do Tín Ngưỡng, biến cố Bất Công Xã Hội gây ra đổ máu và chết người tại Đồng Chiêm và Cồn Dầu!

  8. JOSEPH nói:

    Dân Biểu Hoa Kỳ cầu nguyện cho nạn nhân bị đánh chết ở Cồn Dầu
    VietCatholic News (20 Aug 2010 08:32)
    HTĐ ngày 18/8/10 — Đáp ứng lời yêu cầu của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), DB Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) ngưng buổi phúc trình trong một phút để mọi người cầu nguyện cho hương hồn của anh Nguyễn Thành Năm, người đã bị chính quyền Đà Nẵng truy bức và đã chết vì chấn thương do sự tra tấn bởi dân phòng và công an Cồn Dầu đầu tháng 7 vừa qua.

    Trong không khí trang nghiêm của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều người đã mủi lòng và không cầm được nước mắt.

    DB Smith ngỏ lời yêu cầu ngay sau phần tường trình của Ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm.

    Ông Tài điều trần tại Hạ Viện HK (ảnh BPSOS)
    Từ Houston đến Hoa Thịnh Đốn lần đầu, Ông Tài dùng hình ảnh để trình bày về những diễn tiến dẫn đến cuộc đàn áp của công an và cái chết của ngưởi em ruột. Dơ tấm hình của người em đã ngã gục vì tranh đấu cho công lý và tự do tôn giáo, Ông Tài sụt sùi kể lại những lần tra tấn dã man.

    Theo Ông, ngày 2 tháng 7, dân phòng và công an địa phương đã bắt em của Ông, còng tay lại, bắt quỳ xuống giữa ruộng.

    “Họ đạp đầu em tôi xuống bùn, đá tới tấp vào lưng, đấm vào ngực, đánh vào hai bên thái dương.”

    Ông cho biết cô em dâu khi biết tin đã chạy đến quỳ lạy xin tha cho chồng nhưng vô ích.

    Khi Ông Năm đã bị đánh mềm người, công an ra lệnh người vợ đem chồng về tắm rửa, lau chùi cho sạch máu để phi tang. Qua ngày hôm sau Ông Năm đã ra đi để lại vợ con và bà mẹ già.

    “Khi hấp hối, máu đã trào ra tai, mũi, họng của em tôi. Em tôi ôm chân mẹ tôi và chết trong tay người mẹ già. Thế mà chính quyền tuyên bố rằng em tôi chết vì bệnh đột quị,” Ông Tài kể lại.

  9. JOSEPH nói:

    Dân Biểu Hoa Kỳ cầu nguyện cho nạn nhân bị đánh chết ở Cồn Dầu
    (Tiếp theo)
    Những nhân chứng người Việt khác đều nói lên sự tra tấn dã man đối với thân nhân họ.

    Các dân biểu Hoa Kỳ tham dự đều lắc đầu khi một nhân chứng kể lại việc công an đã lột truồng một phụ nữ, treo lên và đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ khác đã bị công an dùng súng lục đưa vào âm hộ để hăm doạ.

    “Không có tội, tao đánh cho chúng mày phải nhận tội. Nhận tội rồi, tao đánh cho chúng mày phải chừa” là lời nói của công an theo lời tường thuật của một nhân chứng có em ruột bị bắt và được thả sau ba ngày bị đánh đập triền miên.

    DB Cao Quang Ánh (Cộng Hoà, LA ), người yêu cầu buổi phúc trình của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, lên án các hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách thô bạo và có tính cách thách thức lương tâm thế giới.

    “Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ông nói.

    DB Smith cho biết là cả ba vị dân biểu tham dự buổi điều trần đang bàn với nhau kế hoạch đi Việt Nam.

    “Chúng tôi sẽ đến dự thánh lễ tại nhà thờ Cồn Dầu”, Ông phát biểu.

    Ông Tài đã đặc biệt cảm ơn DB Smith đã hai lần giúp gia đình Ông. Cựu thuyền nhân ở Hồng Kông, năm 1998 Ông và vợ cùng hai con đã đến được Hoa Kỳ trong chương trình ROVR (Cơ Hội Tái Định Cư Cho Người Việt Hồi Hương) sau khi bị hồi hương về Việt Nam. Đáp ứng cuộc vận động của BPSOS, năm 1995 DB Smith áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra chương trình ROVR.

    Chương trình này đã đưa trên 18 ngàn cựu thuyền nhân đến Hoa Kỳ sau khi hồi hương. Sau đó, chương trình này được nới rộng để định cư nốt số 2 ngàn cựu thuyền nhân kẹt lại ở Phi Luật Tân.
    BPSOS

  10. hoa` nói:

    Video Giao Xu Thuan Nghia Don DUC TONG JUSE NGO QUANG KIET. http://www.youtube.com/watch?v=xXsNkxaLJVM. http://www.youtube.com/watch?v=c6t2wBCDu4w
    Mong nuvuongcongly dang tai de cac doc gia chia se nhung video cua nhung ngay Cha Tran Phuc Chinh, dong hanh cung Duc Tong Kiet, cam on nu vuong cong ly rat nhieu.

  11. Le Long nói:

    Ca'm on Ong Le Thien. Ba`i viet hay lam. No'i co' sa'ch, ma'ch co' chu'ng thi` la`m sao HDGMVN len tieng duoc nua.

  12. Thomas Thuong Le nói:

    Chiếu theo GiáoLuật :Vệc thành lập HĐGM trong GH hoàn vũ là làm việc tông đồ-/loan báo Tin Mừng-/đồng trách nhiệm trong các biến cố ở một khu vực,điạ phương-/đáp ứng mụcvụnhanhchống,kịpthờivàhiệuqủa;có tinh thần hiỆp thÔng giửa các GM với nhau, giửa các Gm và mọi thành phần dÂn Chúa.Tóm lại HĐ-GMlàtập thể ChỦ cHăN liên đới chịu trách nhiệm,là tiếng nóicủa những ngườikhông có tiếng nói trong mộtquốc gia. Căn cứ vào Giáo Luật thì HĐGMVN trong nhiệm kỳ nầy thật là hỮu dAnh vÔ thỰc, câm điếc trước sự thống khổ của đÀn chiÊn lại còn toarập với cs tànsát conchiên.

  13. aiohino nói:

    Một vài mảnh đất nhỏ nhoi, một vài lời hứa cho mở trường này nọ,… có thấm tháp vào đâu so với bao nhiêu đất đai, cở sở giáo dục, bệnh viện đã lấy của giáo hội tại Đà Nẵng. Đức Cha Tri ơi, cái quan trọng là hàng linh mục, là giáo dân mà Chúa trao sứ mệnh chăn dắt trong tay cha. Hãy trả lại tất cả cho chính quyền những cái họ đã cho hay hứa cho cha mà lấy lại sự can đảm của một chủ chăn đích thực. Bằng không xin cha hãy mạnh mẽ từ chức như đấng tiền nhiệm của cha.

  14. luongtamconggiao nói:

    Việt Nam đang trong giai đoạn biến chuyển, đổi thay dồn dập từng ngày. Còn HĐGMVN bao giờ mới thay đổi cách nhìn của mình???

    Bài tham khảo:
    Bắt đầu một giai đoạn thay đổi dồn dập http://luongtamconggiao.wordpress.com/2010/08/21/

  15. Nguyễn Minh nói:

    Cám ơn TG Lê Thiên đã cho Cộng Đồng Dân Chúa hiểu biết về Giáo luật quyền hạn thực tiễn của HĐGM. Chẳng lẽ từ nhiều năm nay các "Mục Tử" trong Giáo Hội CGVN, nói chung; HĐGM nói riêng lại không thông suốt hay bị quên lãng phần vụ (quyền hạn và bổn phận) của mình??? Quả thật, chúng con vô cùng ngao ngán và thất vọng !!! Kính mong Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục hãy vì Chúa, vì Giáo Hội và vì tha nhân trong Sứ vụ Truyền Giáo bằng những việc làm chứng nhân cụ thể và thiết thực hơn là những lời giảng bóng bầy trống rỗng – một hành động làm gương sáng có hiệu quả bằng ngàn lời thuyết minh. Đa tạ!

  16. Dinh Vinh nói:

    Tuy nhiên, những sự kiện xẩy ra vừa qua tại những nơi này nơi kia bên trong Giáo Hội Việt Nam, và những việc được bạch hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng đã cho thấy một ít giám mục đã không có niềm tin, lòng đạo đức không vượt trội như Giáo Hội Hoàn Vũ mong đợi, kiến thức quá hớ hênh chưa kể có những lời lẽ không phải là của một chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo.

  17. Dinh Vinh nói:

    Cụ thể, việc Đức Cha Chương cổ xúy cho việc "tốt đời đẹp đạo" bằng cách đưa hình ảnh, cờ xí, biểu tượng một chủ nghĩa chống Thiên Chúa vào trong các nghi lễ của Công Giáo, và kể cả việc cố ý hạ bệ, làm khó làm dễ những linh mục, giáo dân không cùng quan điểm thì đó là hành vi đi ngược lại chức vụ của mình.

  18. Dinh Vinh nói:

    Việc Đức Cha Tri không có một thái độ tích cực để chống cường quyền, bảo vệ Giáo Hội và con chiên của mình mà tỏ ra loanh quanh tìm cách thoái thác trách nhiệm, loay hoay tìm cách bào chữa cho mình cũng như cho kẻ lang sói ăn thịt đàn chiên của mình thì rõ ràng Đức Cha phải tĩnh tâm mà xem lại vai trò mục tử của mình.

  19. Dinh Vinh nói:

    Một người cầm đầu một tổ chức Công Giáo chặt chẽ và đầy trách nhiệm không thể cho rằng những việc xẩy ra ở giáo xứ nào đó thì cha xứ chổ đó lo, Giám Mục thì phải lo việc khác(!). Kiểu nói và việc làm vô luân và vô trách nhiệm này chỉ có thể tồn tại dưới cái chế độ CS, chứ một giám mục cho dù không giỏi giang thì cũng đừng bao giờ để những lời như vậy thốt ra trên môi miệng.

  20. Dinh Vinh nói:

    Ước gì bài viết trên đây sẽ đến được các GM của chúng ta, và cũng ước mong rằng những tiếng nói của con chiên được các Đấng Mục Tử lưu tâm. Tiếng nói xây dựng GHVN thân yêu phải tới được địa chỉ của các Đấng. Mong rằng đừng có một GM, LM nào đó không hề đọc, không hề biết bài viết có tựa đề, nội dung và chữ ký là ai đã vội kết án cho cái diễn đàn ấy là "bóng ma của ma quỷ" thì thật đau lòng và tội nghiệp cho những người ăn cơm nhà đi lo việc Hội Thánh!

  21. Tạ Tuyên nói:

    Qua một số sự việc đã xẩy ra mà website NVCL ghi lại tại các nơi như Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu,… Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ( viết tắt là HĐGMVN) không bao giờ lên tiếng phản đối bọn chính quyền quái ác mà nhiều khi còn bào chữa cho bọn này! Tôi thấy những chữ viết tắt HĐGMVN nên hiểu là "HỢP ĐỒNG GẬY MŨ Việt Nam" chứ không nên đọc là Hội đồng Giám Mục Việt Nam vì nhiều vị giám mục coi MŨ Với GẬY hơn THÁNH GIÁ!!!

  22. khôi nguyên nói:

    Lâu rồi không biết tình hình tại giáo phận Hưng Hóa thế nào rồi mà NVCL không thấy thông tin nhỉ. Rất cần phải thông tin cập nhật để toàn thể giáo hội nắm bắt và có thái độ kịp thời. Không biết cha Giang sau vụ lôi chính quyền vào tham dự họp hội đồng mục vụ đến nay đã bị Cha giám tỉnh dòng Đa Minh giải quyết chưa… và cả tình hình tại Tổng Giáo phận Hà nội nữa, tiến độ thi công dự án "quốc doanh hóa và cổ phần hóa" GHVN của dàn đồng ca áo tím đến đâu rồi…

  23. peter Hoang nói:

    Neu da CAM thi xin cac Ngai CAM han luon ,dung len tieng bat cu dieu gi ca ,ke ca doc va rao giang loi Chua ..nen o mot noi cho yen tinh ,va khong bi ai lam phien cac Ngai …toi nghi Cha Giam Tinh dong Daminh Giao duc the nao thi hoc tro moi thuc hanh nhu vay ,chi can suy nghi bay nhieu la hieu ngay thoi ,dau can dat cau hoi nua dau …con du an Quoc Doanh cua dan dong ca ao TIM dang cho su chi dao tiep theo cua Dang va nha nuoc dung sau hau truong …

Bình luận về bài viết này